Loading the player ...



ĐỊA CẦU: NGÔI NHÀ THÂN ÁI
Đối thoại trình độ cao: Biến đổi khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương


Chào mừng các bạn yêu thiên nhiên đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Chương trình hôm nay trình chiếu điểm nổi bật từ “Đối thoại Trình độ cao: Biến đổi Khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương,” một hội nghị hai ngày do Ngân hàng Phát triển Á châu tài trợ và tổ chức  trong mùa hè vừa qua ở Manila, Phi Luật Tân.

Ngân hàng này là một viện tài chánh quốc tế tìm cách trợ giúp các quốc gia thành viên tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương trong lãnh vực phát triển xã hội và kinh tế. Khí hậu thay đổi đang bị thúc đẩy chủ yếu bởi ngành chăn nuôi trên toàn cầu. Tường trình “Bóng Dài Chăn Nuôi” của Liên Hiệp Quốc năm 2006 nói rằng  khí thải khí nhà kính từ hoạt động này là nguyên nhân lớn duy nhất gây ra hâm nóng toàn cầu và vượt lượng khí thải của mọi hình thức vận chuyển kết hợp lại. Một số ước tính  hiện nay nói rằng chu trình sản xuất thịt chịu trách nhiệm cho 60% hay nhiều hơn  tất cả khí nhà kính thoát ra trên toàn cầu.

Vùng châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khu vực dễ tổn thương nhất trên địa cầu khi nói đến khí hậu thay đổi. Những năm gần đây, các xứ Á châu và Thái Bình Dương đã trải nghiệm thiên tai thường xuyên và nghiêm trọng hơn gồm bão to, lũ lụt, sóng dâng lên và hạn hán kéo dài, tất cả gây ra nhiều sinh mạng bị thương vong và thiệt hại kinh tế to lớn. Và nhiều đảo quốc trong vùng như là Maldives, Kiribati và Tuvalu đang bị nguy hiểm không lâu cùng biến mất do mực nước biển dâng cao nhanh chóng.

Theo một nghiên cứu gần đây do Ngân hàng  Phát triển Á châu tài trợ, chỉ riêng các sông băng ở Hy Mã lạp Sơn tan chảy kết hợp với những ảnh hưởng khác của hâm nóng toàn cầu sẽ đe dọa nghiêm trọng an toàn thực phẩm và nước của 1,6 tỷ người ở Nam Á.

Ngài Ban Ki-Moon Đáng kính, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã đọc một diễn văn đặc biệt đến với người tham dự qua hội nghị truyền hình, nhấn mạnh tầm quan trọng  của Hội nghị Khí hậu Thay đổi  Liên Hiệp Quốc sắp tới ở Copenhagen, Đan Mạch, vì mục tiêu của cuộc họp này là để thay thế Nghị định thư Kyoto trọng đại với một hiệp định giảm khí nhà kính hữu hiệu hơn. 

Các nhà lãnh đạo Á châu lỗi lạc từ nhiều lãnh vực khác nhau đã tham dự hội nghị mùa hè này, kể cả Bà Gloria Macapagal-Arroyo, Tổng thống Phi Luật Tân, Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, Ngài Goh Kun, cựu Thủ tướng của Cộng hòa Triều Tiên, ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Á châu và nhiều chuyên gia và nhà làm chính sách trọng yếu khác.



International Sites