XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính chào quý khán giả rực rỡ, và và hoan nghênh quý vị đến với chương trình giới thiệu về nhiếp ảnh gia đoạt giải người Slovenia Matjaž Krivic. Matjaž Krivic đã chụp ảnh chuyên về việc thể hiện cá tánh và sự cao quý của các dân tộc và nơi chốn bản xứ suốt trên 20 năm. Ông bắt đầu du hành ở tuổi 16, và kể từ đó đã biến đường phố là nhà, du hành khắp thế giới với hành lý đơn giản và, dĩ nhiên, máy ảnh của ông. Chính qua lòng yêu thích du lịch mà nhiệt tâm của ông đối với nhiếp ảnh ra đời. Từ điều này, ông trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bắt đầu với chân dung đơn giản của những người ông gặp gỡ qua những chuyến du hành trước kia, ông nới rộng thành nhiếp ảnh toàn cảnh và phong cảnh đẹp, và phong cảnh đẹp, cũng như chân dung đong đầy cảm xúc.

Lúc đó hình ảnh của ông nói lên câu chuyện bí ẩn giữa con người và thiên nhiên. Cho tác phẩm thanh tú, ông đã 2 lần được trao tặng danh dự uy tín Nhiếp ảnh gia trong Năm của Hội Địa lý Hoàng gia, và cũng đã được công nhận tại nhiều địa điểm và triển lãm khác nhau. Ông viết 2 quyển sách bao gồm tác phẩm: “Tây Tạng,” xuất bản 2003, và “Đền Địa Cầu,” xuất bản 2006.

Matjaž Krivic: Khi du hành tôi chụp ảnh và luôn luôn chỉ cho bạn tôi xem những kính dương đó, và rồi sau mỗi chuyến du hành bạn tôi muốn xem kính dương của tôi, và với thời gian tôi sưu tập nhiều kính dương và có thêm nhiều những buổi tối cùng với bạn bè đó. Sau đó tôi đi trên chuyến du hành dài hơn, sau khi bỏ việc làm và mọi điều, trong một năm. Và tôi chụp khoảng 100 cuốn phim. Tôi chụp 120 cuốn phim trong một năm. Và sau khi trở về nhà, tôi tự nhủ rằng tôi muốn thực hiện hình chiếu lớn hơn một chút.

Một người bạn làm việc ở phòng chụp AV, và cô nói với tôi: “Mình hãy cùng làm một đa ảnh thị.” Tôi hỏi, “Đa ảnh thị là gì?” “À, mình nối kết máy chiếu hình, nên hình ảnh nối tiếp với nhau và mình có thể ghép nhạc vào và mình có được một số… một hình chiếu rất hay từ đó. Thế là tôi nói: “Chà, tuyệt! Hãy làm đi.” Thế là tôi triển lãm và trưng bày đa ảnh thị này. Nhiều người đến và nó tiếp tục như vậy trong tương lai, và tôi tự nhủ: “Tại sao tôi không trở thành nhiếp ảnh gia”?