email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Mô hình tiêu thụ toàn cầu hiện thời cần một Địa Cầu thứ hai. 
“Tường trình Địa Cầu Sống Năm 2010” bởi Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, đo lường việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu, phát hiện rằng tài nguyên thiên nhiên hiện bị tiêu thụ 1,5 lần khả năng Địa Cầu có thể cung cấp.

Bằng cách đo lường khí than, nước, và tài nguyên khác của quốc gia và rồi tính toán số lượng sử dụng bởi một người bình thường, WWF phát hiện rằng một số quốc gia có số khí thải sinh thái to lớn đến nỗi họ sẽ phải dùng tài nguyên của 6 hành tinh nếu mọi người trên Địa Cầu sống theo lối đó.

Mức độ tiêu thụ quá độ như thế đang đặt áp lực khổng lồ lên môi sinh thiên nhiên và đời sống hoang dã chúng hỗ trợ, được phản ảnh qua sự sụt giảm 30% đa dạng sinh thái trên toàn cầu kể từ năm 1970 với các vùng nhiệt đới đã hao tổn tàn khốc 60%.

Trong việc tính toán những gì được biết là Khí thải Sinh thái, tường trình xác định hoạt động của con người khi dùng đất đai hoặc môi trường thủy sinh và phát hiện rằng ngành chăn nuôi, bao gồm các vụ mùa để nuôi thú vật, cũng như việc đánh cá, dẫn đến sự cạn kiệt môi trường rộng lớn.

Từ đó, Trưởng Điều hành WWF Anh quốc David Nussbaum thúc giục cắt giảm tiêu thụ thịt trong lối ăn như một cách hợp lý để bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh thái.

Xin đa tạ Trưởng Điều hành Nussbaum và Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới cho tường trình này, nêu rõ nhu cầu khẩn cấp để đơn giản hóa vì sự sinh tồn của Địa Cầu. Chúng ta hãy nhanh chóng đổi sang lối ăn toàn thực vật tiết kiệm tài nguyên để giúp phục hồi sự quân bình của đời sống trên Địa Cầu.

Với quan tâm về sự thiệt hại cho bầu sinh quyển trong một phỏng vấn được đăng trên phiên bản 16 tháng 12, 2009 của Tạp chí Irish Dog, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã xác nhận nhu cầu khẩn cấp để chấm dứt tiêu thụ thịt cho sự bảo tồn của Địa Cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Lãnh vực chăn nuôi là nguồn sử dụng đất nhiều nhất của con người, và động lực hàng đầu đàng sau nạn phá hủy rừng mưa. Kỹ nghệ chăn nuôi gây ra phần lớn của sự xoi mòn đất trên thế giới. Đây là động lực hàng đầu của nạn sa mạc hóa, mất mát về đa dạng sinh học, và phí phạm nước, và ô nhiễm nước – bất kể nước đang trở nên khan hiếm hơn mỗi ngày do hâm nóng toàn cầu.

Hơn nữa, lãnh vực chăn nuôi làm cạn kiệt vô ích nhiên liệu hóa thạch và nguồn ngũ cốc làm thực phẩm. Tóm lại, chúng ta vứt bỏ gấp 12 lần lượng ngũ cốc, ít nhất gấp 10 lần nước và gấp 8 lần năng lượng nhiên liệu hóa thạch, để sản xuất một khẩu phần thịt bò so với số lượng tương tự hoặc thậm chí lớn hơn của thức ăn thuần chay bổ dưỡng.

Một nghiên cứu lớn tiên đoán rằng tất cả cá bị đánh bắt sẽ biến mất 90% đến năm 2050 do đánh cá quá mức và bắt nhằm phí phạm.

Hơn nữa, đó là một hình ảnh đáng lo ngại khi chúng ta nghĩ đến hàng tỷ thú vật bị giết mỗi năm cho cái gọi là thực phẩm. 55 tỷ, đó là thậm chí chưa tính đến cá và những loài khác. Đó là số chúng sinh vô tội bị thảm sát mỗi năm 8 lần nhiều hơn số người trên Địa Cầu.

Tôi cầu nguyện rằng các vị lãnh đạo trên thế giới sẽ hành động mau lẹ để cấm sự sản xuất thịt đầy phá hoại, và thay vào đó, trợ cấp cho nông nghiệp thuần chay hữu cơ giúp hấp thụ thán khí.

http://www.prweb.com/releases/World_Wildlife_Fund/2010_Living_Planet_Report/prweb4645084.htm
http://www.telegraph.co.uk/earth/earthnews/8061709/Britons-use-three-times-the-planets-resources.html
http://www.telegraph.co.uk/earth/wildlife/8061676/Tropical-species-decline-by-60-per-cent.html
http://news.yahoo.com/s/afp/20101013/sc_afp/environmentspeciesbiodiversitywarming_20101013123412

Thực vật dọn sạch thêm ô nhiễm so với tin tưởng trước kia.
Với thực vật và cây cối được biết cho khả năng hấp thụ và chuyển biến các loại khí độc hại như thán khí, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí phận Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR) gần đây khám phá các chất khác cũng được hấp thụ bởi thực vật.

Họ phát hiện rằng một số đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển biến hóa chất được biết như hợp chất hữu cơ bất ổn được ôxi hóa (oVOC), có thể gây thiệt hại cho sức khỏe và môi trường lâu dài, bao gồm việc góp phần gây chứng nhiễm trùng phổi và các cơn suyễn.

Cây cối phù du, rụng lá hàng năm, cho thấy hấp thụ các hóa chất này 4 lần nhanh hơn được biết trước kia, với cây cối họp chung trong một bối cảnh rừng càng có hiệu quả hơn.

Khoa học gia của Trung tâm Nghiên cứu Khí phận Quốc gia, xin tri ân sự hiểu biết sâu sắc này về các món quà khác của vương quốc thực vật làm lợi ích cho nhân loại.

Cầu mong sự trân quý hơn của chúng ta khích lệ thêm việc bảo vệ thế giới thiên nhiên.

http://www.treehugger.com/files/2010/10/plants-clean-up-more-air-pollution-than-previously-thought.php

Tin Bổ Sung 
Sau khi cam kết cắt giảm khí thải rất đáng kể vào năm 2020, Trung Quốc đầu tư gần 36 tỷ Mỹ kim vào giải pháp năng lượng sạch trong năm 2009 và hiện nắm giữ vai trò hàng đầu trong các khởi xướng năng lượng thay thế.
http://www.physorg.com/news205821378.html

Thống đốc Ted Strickland của Ohio, Hoa Kỳ tuyên bố việc xây dựng một trong những nhà máy quang năng lớn nhất quốc gia, chứa gần một loạt 50 megawatt được xem là sẽ tạo ra năng lượng cho khoảng 25.000 nhà cũng như tạo ra 600 việc làm xây cất và các việc làm xanh lâu dài khác.
http://news.blogs.cnn.com/2010/10/06/huge-solar-plant-to-bring-green-jobs-to-ohio/
http://www.zacks.com/stock/news/41133/AEP+to+Buy+Solar+Power