Hiện tượng thoát khí mê-tan: Quả bom hẹn giờ  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Hiện Tượng Thoát Khí Mê-tan: Quả Bom Hẹn Giờ

Do John Atcheson viết

Tường trình gần đây của Hội đồng Bắc Cực về những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tận phương bắc phác họa một bức tranh tàn nhẫn: lũ lụt toàn cầu, gấu Bắc Cực và nhiều động vật hữu nhũ biển khác bị tuyệt chủng, ngành thủy sản sụp đổ. Nhưng tường trình này không chú ý quả bom hẹn giờ bị chôn vùi dưới miền lãnh nguyên Bắc Cực.

Có những số lượng khổng lồ khí nhà kính được tạo ra một cách tự nhiên dưới hình dạng những cấu trúc tinh thể đông đặc giống như nước đá trong những khu bùn lầy lạnh giá phía bắc và ở dưới đáy biển. Những tinh thể đông đá này, được gọi là lớp băng “clathrates,” chứa đựng 3.000 lần nhiều hơn khí mê-tan có trong khí quyển. Khí mê-tan 20 lần mạnh hơn khí nhà kính cũng như thán khí.

Bây giờ đây là phần đáng kinh sợ. Nhiệt độ chỉ tăng lên vài độ cũng khiến cho những chất khí này bốc hơi và “bơm thẳng” vào bầu khí quyển, hiện tượng này sẽ làm tăng nhiệt độ thêm lên, và do đó sẽ thoát ra thêm nhiều khí mê-tan, gia tăng độ nóng địa cầu và biển, v.v. Có 400 tỷ tấn khí mê-tan bị ứ đọng trong lãnh nguyên Bắc Cực lạnh giá, đủ để khởi động phản ứng dây chuyền vừa nói trên, và Hội đồng Bắc Cực dự đoán sự tăng nhiệt độ toàn cầu đủ làm tan chảy những lớp băng “clathrates” và thải ra những khí mê-tan này vào trong bầu khí quyển.

Một khi được kích hoạt, chu kỳ này có thể đưa đến hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế, những sự việc thậm chí giống như sự diệt vong mà các nhà tiên tri bi quan nhất nói đến.

Có phải đó chỉ là một hình ảnh tưởng tượng khải huyền do các chuyên gia môi trường quá kích động bịa ra? Tiếc rằng không phải vậy. Bằng chứng hùng hồn về địa chất gợi ý cho biết đã có những sự kiện tương tự từng xảy ra ít nhất hai lần trước đây.

Những đại họa gần đây nhất đã xảy ra khoảng 55 triệu năm về trước mà các nhà địa chất gọi là Thời kỳ Tối Đa Nhiệt Thế (PETM), khi khí mê-tan thoát ra tạo nên sự gia tăng nhiệt độ nhanh chóng và vô số người tử vong, hủy hoại khí hậu hơn 100.000 năm.

Cha ông của những đại họa đó đã xảy ra 251 triệu năm trước đó nữa, vào cuối Kỷ Permian, khi một loạt khí mê-tan thoát ra gần như tiêu diệt mọi sự sống trên địa cầu.

Hơn 94% sinh vật biển hiện lưu lại trong các mẫu hóa thạch đã biến mất bất ngờ khi lượng dưỡng khí xuống nhanh và sự sống bấp bênh ở ven bờ tuyệt chủng. Tiếp theo 500.000 năm sau đó, vài loài sinh vật biển phấn đấu để có được một vị trí sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt. Phải mất 20 triệu đến 30 triệu năm để thậm chí những đá ngầm san hô thô sơ tự hồi phục và các khu rừng mọc lại. Ở một vài khu vực, cần hơn 100 triệu năm để các hệ sinh thái vươn đến tính chất phát triển đa dạng trước đây.

Nhà địa chất học Michael J. Bentone trình bày bằng chứng khoa học về bi kịch lịch sử trong một cuốn sách gần đây, “Khi Sự Sống Gần Tàn: Cuộc Hủy Diệt Lớn Nhất Từ Trước Đến Nay.” Như với Thời kỳ PETM, khí thải nhà kính, phần lớn thán khí bắt nguồn từ càng nhiều núi lửa hoạt động, hâm nóng địa cầu và biển cả cũng đủ để thải ra số lượng khổng lồ khí mê-tan từ lớp băng “clathrates” nhạy cảm này khiến khởi động chu kỳ hiệu ứng nhà kính vượt khả năng kiềm chế.

Nguyên nhân toàn bộ sự tàn phá này là gì?

Trong cả hai trường hợp, vào khoảng năm 2100, có một sự tăng nhiệt độ khoảng 10,8 độ F, khoảng phạm vi cao hơn đối với sự tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu mà các mô hình ngày nay dự đoán có thể là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhưng, những mô hình dự này có thể là việc nhỏ lại quyết định tình hình của điều bao quát vì người ta chưa bao gồm ảnh hưởng của sự thải khí từ băng cháy gây hâm nóng. Tệ hơn nữa, như Hội đồng Bắc Cực đã phát hiện, sự tăng nhiệt độ cao nhất từ khí thải khí nhà kính do con người tạo ra sẽ xảy ra trong vùng Bắc Cực, một khu vực có nhiều lớp băng “clathrates” không ổn định này.

Nếu kích hoạt sự thoát khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế này, sẽ không có cách cứu vãn. Không có việc làm lại. Một khi khởi động, nó dường như diễn ra tới cùng.

Loài người dường như có khả năng thải số lượng thán khí có thể so sánh với hoạt động núi lửa đã khởi động những phản ứng dây chuyền này. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, việc đốt nhiên liệu hóa thạch thải ra hơn 150 lần số lượng thán khí do núi lửa thải ra, gần tương đương với hơn 17.000 núi lửa lớn như núi lửa Kilauea của Hạ Uy Di.

Và đó là quả bom nổ chậm mà Hội đồng Bắc Cực không hề chú ý.

Con người sẽ gây ra sự thoát khí mê-tan do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như thế nào? Không ai biết. Nhưng vào lúc này điều đó có khả năng và rất có thể sẽ xảy ra, và với mỗi năm trôi qua điều đó trở nên rất có thể xảy ra khi chúng ta vẫn chưa có hành động ngăn chận.

Vì vậy chúng ta quên đi mực nước biển dâng cao, chỏm băng đang tan chảy, thêm nhiều cơn bão dữ dội, thêm nhiều lũ lụt, sự hủy hoại môi trường sống và gấu Bắc Cực bị tuyệt chủng. Quên đi những cảnh báo rằng hâm nóng toàn cầu có thể biến các khu vực nông nghiệp chủ yếu của thế giới thành bãi sa mạc và gia tăng phạm vi bệnh tật nhiệt đới, mặc dù đây là việc chúng ta tin chắc sẽ xảy ra.

Thay vào đó, hãy cùng vận động để đạt được chính sách ưu tiên của chính quyền Bush về vấn đề này. Chúng ta không thể để cho chính sách năng lượng ký kết lần đầu tiên bị thất bại đó lại là sự tuyệt chủng hàng loạt mọi sự sống trên địa cầu. Chúng ta phải hành động bây giờ.

John Atcheson, một nhà địa chất học, đã từng giữ nhiều vị trí về chính sách trong các cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ.


Bản quyền năm 2004 Baltimore Sun