Tiến sĩ Rebecca Lee: Những sự quan sát từ nhà thám hiểm nổi tiếng về sự thay đổi khí hậu   Phần 1
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
Phần 1 ( 41 MB )
Phần 2 ( 44 MB )

Chào mừng quý khán giả tâm bảo tồn đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Hôm nay chúng ta gặp Tiến sĩ Rebecca Lee, người sáng lập của Tổ chức Viện Bảo tàng Địa Cực.

Tổ chức này có mục tiêu bảo tồn môi sinh bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám phá khoa học địa cực đến đại chúng. Tiến sĩ Lee nổi tiếng là phụ nữ đầu tiên đã thám hiểm “Bốn Địa Cực” trên địa cầu, Bắc Cực, Nam Cực, và Núi Everest, và Hẻm núi Yarlung Tsangpo ở miền Đông Tây Tạng là một hẻm núi sâu nhất trên thế giới.

Năm 1970, mang theo chiếc ba lô, túi ngủ, và máy chụp hình, Tiến sĩ Lee bắt đầu hành trình trong mộng của bà đến mọi nơi trên toàn cầu. Sau gần 40 năm thám hiểm, bà đã thấy năm đại dương trên thế giới và đến được bảy lục địa.

Tiến sĩ Lee gia nhập đoàn Thám hiểm Nam Cực Trung Quốc vào năm 1985 để nghiên cứu địa cực. Kể từ đó, bà đã du hành sáu lần xuống Nam Cực, 10 lần đến Bắc Cực, bốn lần lên Núi Everest, hai lần đến Taklamakan, một sa mạc lớn ở Trung Á và một lần đến Hẻm núi Yarlung Tsangpo. Dựa vào kinh nghiệm và kiến thức phong phú của bà, Tiến sĩ Lee đã viết “Công Bố Địa Cực” về những thám hiểm về địa cực và “Sức Mạnh của Địa Cực” nói về năng lực và ảnh hưởng của địa cực đối với điều kiện khí hậu toàn cầu.

Phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Hồng Kông đã viếng Tiến sĩ Rebecca Lee. Trong cuộc đàm luận, bà đã chia sẻ kinh nghiệm của bà trong việc nghiên cứu tại các địa cực cũng như hiểu biết sâu sắc để phổ biến thông điệp về những nguy hiểm của hâm nóng toàn cầu.