email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Các tác động về kinh tế của biến đổi khí hậu đã được thấy ở Hoa Kỳ.
Khi họp thường niên gần đây, khoa học gia vụ mùa Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan tâm rằng hâm nóng toàn cầu đã làm hoa lợi vụ mùa giảm xuống cho quốc gia xuất cảng lớn nhất thế giới này, vì lý do hạn hán tệ hại và nhiệt độ khắc nghiệt tăng gia. Với nhiệt độ tăng cao bất thường vào ban ngày và nhất là nhiệt độ ban đêm trong các vùng trên toàn cầu, cà chua và đậu đũa, chẳng hạn, không thể còn được trồng tại miền nam Hoa Kỳ vào mùa hè nữa.

Kinh tế gia Gerald Nelson với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế tuyên bố: “Khi nhiệt độ tăng cao, chúng ta sẽ gặp khó khăn để duy trì năng suất của vụ mùa mà mình đã từng có.”

Không những chỉ có nhiệt độ tăng cao, mà hiện tượng thời tiết cực độ ở Hoa Kỳ đang gây khó khăn cho các vùng như Trung tây Hoa Kỳ, được biết là vựa lúa của quốc gia, và những nơi canh nông khác, như được giải thích bởi khoa học gia khí hậu Hoa Kỳ Tiến sĩ Donald Wuebbles từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.

Tiến sĩ Donald Wuebbles – Khoa học gia khí hậu Hoa Kỳ , tác giả hàng đầu IPCC: Năm nay thật sự là năm tệ nhất trong lịch sử về thiên tai ở Hoa Kỳ. Hơn 35 tỷ Mỹ kim bị mất vì thiệt hại. Mỗi phần ở Hoa Kỳ đều thấy gia tăng trong 50 năm qua về những trận bão thuộc 1% hàng đầu cho vùng đặc biệt đó. Tại vùng Trung tây, bão tố đã tăng gia hơn 30% trong số 1% bão hàng đầu. Và do đó thêm nhiều nước tạo các cơn mưa lớn hơn. Đó có nghĩa là nhiều lũ lụt hơn.

Khi có mưa, thì tựa như các cơn mưa lớn hơn thường lệ, nhưng lại không có nhiều cơn mưa như trước đây. Và do đó tại sao ở Texas năm nay, chúng ta thật sự có vấn đề lớn với hạn hán trầm trọng. Nói về đời sống thực vật thì thật là rất ít ngay bây giờ vì hạn hán này tàn phá quá mức.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với kinh tế gia nông nghiệp Hoa Kỳ lo âu về tác động kinh tế của những thay đổi này##cũng như không đủ khả năng cung ứng nhu cầu thực phẩm, Tiến sĩ Wuebbles nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết hâm nóng toàn cầu ngay tức khắc.

Tiến sĩ Donald Wuebbles: Phí tổn của không hành động còn lớn lao hơn nhiều so với phí tổn của hành động. Tốt hơn hết là làm điều gì đó ngay bây giờ thay vì đợi bởi vì phí tổn cực kỳ cao.

Chúng ta có thể có tới 20% sự giảm thiểu về tổng sản phẩm nội địa trên toàn cầu vào cuối thế kỷ này nếu biến đổi khí hậu tiếp tục xảy ra với tốc độ hiện nay. Chúng ta nói tới số tiền khổng lồ về phí tổn từ các tác động có tiềm năng đối với xã hội nếu mình không làm gì hết về vấn đế này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi xin tri ân Tiến sĩ Donald Wuebbles và các chuyên gia vụ mùa Hoa Kỳ, báo động thêm cho chúng ta về các đe dọa thật của hâm nóng toàn cầu đối với sản xuất thực phẩm. Mong chúng ta hành động mau lẹ để làm mát Địa Cầu cũng như áp dụng hoạt động canh nông thân thiện khí hậu hầu cam đoan sự bền vững và an toàn cho tất cả.

Trong buổi hội thảo vào tháng 6, 2011 tại Mễ Tây Cơ, Thanh Hải Vô Thượng Sư bày tỏ lòng quan tâm về biến đổi khí hậu và sự không an toàn thực phẩm, khi Ngài nêu ra cách thuần chay hữu cơ là cách giải quyết hữu hiệu cho cả hai vấn đề này.


Thanh Hải Vô Thượng Sư: Do đó, quý vị thấy, biến đổi khí hậu ảnh hưởng chúng ta trong nhiều cách, không chỉ sức nóng, hạn hán, lũ lụt, bệnh tật, khan hiếm thực phẩm, v.v. mà còn lạnh nữa.

Và biến đổi khí hậu – qua hạn hán và lũ lụt phá hoại mùa màng – dĩ nhiên, là nguyên nhân chính của giá thực phẩm tăng cao và không an toàn.

Do đó chỉ một thay đổi này, một thay đổi đơn giản, một thay đổi nhỏ: đổi lối ăn của mình sang thuần chay hữu cơ. Điều này sẽ giúp tất cả chính phủ trên thế giới có khả năng giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Nó cũng sẽ giúp chúng ta bảo vệ an toàn thực phẩm và bảo tồn nước. Có ích gì cho chúng ta thỏa mãn khẩu vị mình bây giờ với thịt khi biết chắc rằng trong tương lai con em chúng ta sẽ bị đói, thế giới sẽ bị sụp đổ? Điều đó có ích gì? Cho dù thịt ngon ra sao, chúng ta phải xét đến chọn lựa này và thay đổi nó để thế giới có thể tiếp tục sống còn và phát triển sung túc, hạnh phúc và lành mạnh.


http://www.reuters.com/article/2011/10/24/us-climate-crops-idUSTRE79N07420111024
http://www.newsdaily.com/stories/tre79n074-us-climate-crops/
http://www.care2.com/greenliving/13-trillion-lost-from-environmental-damage.html

Các nghiên cứu gia từ Dịch vụ Lâm nghiệp Hoa Kỳ và Đại học Tiểu bang Oregon tại Oregon, Hoa Kỳ, tường trình vào ngày 24 tháng 10, 2011, rằng họ thấy chồn Mỹ mactet nhỏ nơi núi miền tây Hoa Kỳ Sierra Nevada đã giảm xuống 60% kể từ 1980 vì mất nơi sinh sống.

http://www.physorg.com/news/2011-10-marten-california-forest-linked-decline.html
http://www.upi.com/Science_News/2011/10/24/American-martens-seen-less-often/UPI-67691319494010
/?spt=hs&or=sn

Trong nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này, khí hậu gia Tiến sĩ Svante Björck tại Đại học Lund ở Thụy Điển phân tách biến đổi khí hậu từ 20.000 năm trước đây và ấn định trong một nghiên cứu tường trình vào 24 tháng 10, 2011 rằng đây là lần đầu tiên khí hậu của Địa Cầu thay đổi tại cả nam bán cầu lẫn bắc bán cầu kể từ Thời đại Băng đá.

http://www.enn.com/enn_original_news/article/43444?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&
utm_campaign=Feed%3A+EnvironmentalNewsNetwork+%28Environmental+News+Network%29
http://news.discovery.com/earth/north-south-warming-since-last-ice-age-only-now-111024.html

Dựa theo tường trình được ấn hành trong tạp san Những Lá thư Nghiên cứu Môi sinh vào ngày 25 tháng 10, 2011, nhiệt độ được ghi nhận tăng cao đáng kể trong 77% của 111 trạm thời tiết ở trên cao độ khắp miền nam Trung Quốc giữa năm 1961 đến 2008, khiến băng đá tan mau và tổn thất lớn lao của các khối băng đá cũng như sự lan rộng của các hồ phía dưới sông băng trên Hy Mã Lạp Sơn của quốc gia.

http://www.france24.com/en/20111025-chinas-glaciers-meltdown-mode-study
http://www.theaustralian.com.au/news/world/chinas-himalayan-glaciers-melting-away/story-e6frg6so-
1226176157808
http://www.huffingtonpost.co.uk/2011/10/25/chinese-glaciers_n_1030311.html

Tin Nhật báo của Tích Lan tường trình hôm 24 tháng 10, 2011 rằng hàng ngàn con cá bị chết được phát hiện nổi lềnh bềnh trên ven bờ Hồ Beira, nằm trong tâm điểm của thủ đô Colombo, các tử vong này có lẽ vì mức độ dưỡng khí thấp trong nước từ việc rong tảo mọc gia tăng.

http://www.dailynews.lk/2011/10/24/news03.asp