Khí hậu thay đổi ảnh hưởng Âu Lạc (Việt Nam). - 29 tháng 4, 2008  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Với hai trong số vùng châu thổ phì nhiêu ở độ thấp nhưng lớn nhất trên thế giới, và 3.200 cây số bờ biển, địa hình Âu Lạc cũng đối diện hiểm họa lớn lao của nạn hâm nóng hoàn cầu.

Ngân hàng Quốc tế báo động về chứng cớ khoa học cho thấy rằng, ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi có thể gây nên thảm họa. Hậu quả tàn khốc của hâm nóng hoàn cầu như lũ lụt, hạn hán và thời tiết cực đoan cùng với mất mùa đã được cảm nhận trên khắp quốc gia.

Chủ tiệm mì, Âu Lạc (Việt Nam): Có năm nay thời tiết khác, mọi năm chỉ mưa vài ba ngày, năm nay mưa hết tháng hai, thời tiết thất thường. Nhiều nhà lân cận trong khu vực này, rất nhiều người bị thiếu ăn.

Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc, Âu Lạc (Việt Nam): Lạnh suốt hơn một tháng, cây cỏ chịu không được, lúa cũng vậy.

Từ Ấn Độ đến Thái Lan, từ Trung Quốc đến Âu Lạc, địa lục Á Châu đang đối diện với cơn khủng hoảng lớn, khi khí hậu thay đổi ảnh hưởng trầm trọng đến thực phẩm chủ yếu là gạo. Đài Truyền hình Vô Thượng Sư tường trình từ miền Trung Âu Lạc, nói với những người bị ảnh hưởng nặng nhất, là các nông dân.

Nông dân: Mọi lần thu hoạch khoảng 350 ký đến 400 ký trên một sào. Nay thì ít có đám đạt 300 ký trên một sào. Còn nói về vật giá thì leo thang, thí dụ trước đây một kg lúa giá 2.200 đồng. Hôm nay lên giá một ký lúa giá 5.500 đồng.

Xuất cảng gạo dự kiến sẽ bị hạn chế đến tháng 6. Như các quốc Á Châu khác, môi sinh ở Âu Lạc cũng đang bị đe dọa bởi sự phá rừng quá nhanh. Giáo sư Đại học Oxford, Norman Myers, thuyết viên chính tại hội nghị Tuần Lễ Lâm Nghiệp Á Châu-Thái Bình Dương ở Hà nội, tuyên bố rằng việc phá rừng tập thể đại biểu cho điều mà ông gọi là: “sự khủng hoảng kinh hãi.”

Nông dân: Khí hậu ô nhiễm gây ra đủ thứ bệnh, cây cối không phát triển được. Nạn ở đây mấy năm trước là chặt rừng, phá rừng, đốt rừng.

Một yếu tố gây phá rừng là việc gia súc ăn cỏ quá nhiều. Thêm vào đó, chất cặn bã thải từ các trại nuôi heo, nuôi gà, tàn hại sức khỏe của đất đai ven biển và đại dương, ảnh hưởng đến nguồn nước uống. Để bảo vệ sức khỏe, công dân Âu Lạc (Việt Nam) nói rằng ngăn cản tiêu thụ thịt sẽ giúp giảm nhẹ sự hâm nóng toàn cầu.

Chủ tiệm mì:  Rất nhiều thông tin về sự hâm nóng toàn cầu, thành ra bây giờ là cái vấn đề mà mọi người mình dùng thực vật mình nuôi sống mình hàng ngày thì thấy nó tốt hơn là động vật, thì cái nguồn lúa gạo là nguồn chính, mà khi mà cái thời tiết cũng như là cái thiên tai lụt lội nó làm ảnh hưởng đến vấn đề mà sinh hoạt; Tình hình khí hậu thì bây giờ thì mưa thì mưa quá mưa, còn nắng thì nắng quá nắng.

Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc:  Chẳng hạn như bây giờ là, đừng nói chi lắm lúa thất bát nè, thiếu ăn nè. Thứ hai là nạn lũ lụt vô cớ nó không theo mùa. Bây giờ mình bảo vệ môi trường môi sinh; cho nên mình nghĩ là nên ăn chay là hơn.

Chúng tôi cầu nguyện cho dân tộc Âu Lạc (Việt Nam), nhất là những gia đình trong vùng nông nghiệp. Mong sao đất nước yêu kiều của quý vị và tất cả các quốc gia đang đối phó những thách đố của khí hậu thay đổi, được gia trì để nhanh chóng hồi phục sự hòa hợp sinh thái.

http://news.yahoo.com/s/afp/20080327/wl_asia_afp/vietnamenvironmentclimatesea_080327053004
http://www.upiasiaonline.com/Economics/2008/04/16/rice_crisis_and_southeast_asia/1309/
http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS/03/27/asia.food.ap/index.html