Khí hậu thay đổi sẽ tác động ra sao với địa cầu chúng ta? - chỉ dẫn từng độ  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Đây là tương lai của chúng ta - nhiều thành phố nổi tiếng bị chìm ngập, một phần ba thế giới là sa mạc, những nơi còn lại sống chật vật vì thực phẩm và nước ngọt. Richard Girling nghiên cứu sự thật phía sau khoa học khí hậu  thay đổi.
 
Xem trọn bài tại  www.timesonline.co.uk

BÁO ĐỘNG ĐỎ
 
Nếu hâm nóng toàn cầu tiếp tục giữ tốc độ hiện tại, chúng ta có thể trực diện với sự hủy diệt. Vậy chính xác là điều gì sẽ xảy ra khi địa cầu nóng lên? Đây là sự chỉ dẫn từng độ một 
 
Tăng 1 độ C
 
Biển không còn băng hấp thu thêm nhiều nhiệt và tăng tốc hâm nóng toàn cầu; nước sạch bị mất khỏi một phần ba bề mặt thế giới; các bờ biển thấp bị ngập lụt
 
Lynas nói: “Điều gây ấn tượng nhất là nhìn thấy con người cư xử ra sao một khi bề mặt của nền văn minh bị rách nát. Đa số nạn nhân là người nghèo và da đen, bị bỏ mặc để tự họ bảo vệ lấy mình khi cảnh sát cũng tham gia trong việc cướp bóc hoặc dọn sạch một khu vực. Bốn ngày trong cơn khủng hoảng, những nạn nhận sống sót bị dồn ép vào trong nhà vòm lớn của thành phố, sống cạnh các bồn cầu bị đầy tràn và thi thể thối rữa trong khi các băng đảng thanh niên dùng súng cướp lấy thức ăn và nước uống duy nhất sẵn có. Có lẽ cảnh tượng khó quên nhất là một chiếc máy bay trực thăng đáp xuống chỉ vài phút, với đội phi công ném những kiện thức ăn và nước xuống đất trước khi vội vã cất cánh đi như tại vùng chiến trận. Trong cảnh tượng gần giống như trại tỵ nạn của thế chiến thứ ba hơn là trung tâm đô thị Hoa Kỳ, các thanh niên đánh nhau giành nước khi các sản phụ và người già chỉ biết đứng nhìn không thôi. Tôi thiết nghĩ, đừng trách họ có hành động như vầy. Đó là những gì xảy ra khi người ta không còn hy vọng.” 
 
Cơ hội để tránh tăng một độ hâm nóng toàn cầu: không có.
 
Tăng 2 độ C
 
Nhiều người Âu châu bị chết vì cảm nhiệt; các khu rừng bị hỏa hoạn tàn phá; cây cối bị tác động mạnh bắt đầu thải thán khí thay vì hấp thu thán khí; một phần ba các chủng loại đối diện sự tuyệt chủng 
 
Không chỉ các cộng đồng ven biển sẽ chịu khổ. Vì sông băng trên đỉnh núi tan chảy, người sẽ bị mất nguồn cung cấp nước. Toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ sẽ phải phấn đấu để được sinh tồn. “Khi các sông băng biến mất khỏi dải núi ngoại trừ đỉnh cao nhất, giòng nước chảy sẽ ngưng trợ lực các giòng sông lớn di chuyển nước sạch tối cần đến hàng trăm triệu người. Kết quả sẽ bị thiếu nước và có nạn đói, làm mất ổn định cho toàn vùng. Và lần này, chấn tâm sẽ không phải là Ấn Độ, Nê-pan hoặc Bangladesh, mà là Pakistan được trang bị bom nguyên tử.”
 
Cơ hội để tránh tăng hai độ hâm nóng toàn cầu: 93%, nhưng chỉ nếu khí thải khí nhà được giảm  60% trong vòng 10 năm tới
 
Tăng 3 độ C
 
Khí các-bon thoát ra từ thực vật và đất trồng tăng tốc hâm nóng toàn cầu; rừng mưa Amazon bị chết; siêu bão đánh vào các thành phố ven biển; nạn đói tại Phi châu
 
Khi đất liền bị cháy, nước biển sẽ dâng cao. Ngay cả với sự tính toán lạc quan nhất,  80% băng biển Bắc Cực hiện nay sẽ biến mất, những băng đá còn lại không lâu sẽ biến mất theo. Nữu Ước sẽ bị lũ lụt; thảm họa giáng xuống miền đông Anh quốc năm 1953 sẽ trở thành một sự kiện thường xuyên, và bản đồ của Hòa Lan sẽ bị Biển Bắc xóa nhòa. Khắp nơi, người đói sẽ sẽ di chuyển từ Trung Mỹ vào Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ, và từ Phi châu vào Âu châu, khi các đảng phát-xít tái xuất hiện sẽ được thắng phiếu qua việc hứa không cho họ vào.
 
Cơ hội tránh tăng ba độ hâm nóng toàn cầu: yếu kém nếu mức tăng lên đến hai độ và kích hoạt sự phản hồi chu trình các-bon từ đất và cây cỏ.
 
Tăng 4 độ C
 
Sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế tạo nên hâm nóng toàn cầu không ngưng được; nhiều vùng Anh quốc trở thành không thể cư trú được vì ngập lụt; vùng Địa Trung Hải bị bỏ hoang
 
Một trong tất cả phản hồi nguy hiểm nhất hiện nay sẽ tác động, sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế. Các khoa học gia tin rằng có ít nhất 500 tỷ tấn các-bon đang chờ để thoát ra khỏi băng Bắc Cực, dù chưa ai đặt một con số lên những gì nó sẽ thêm vào hâm nóng toàn cầu. Một độ? Hai độ? Ba độ? Kim chỉ độ là điều đáng ngại.
 
Cơ hội để tránh tăng bốn độ hâm nóng toàn cầu: yếu kém nếu mức tăng đạt đến ba độ và kích hoạt sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế.
 
Tăng 5 độ C
 
Khí mê-tan từ đáy biển tăng tốc hâm nóng toàn cầu; băng đá biến mất từ cả hai cực; loài người di dân tìm lương thực và cố gắng vô vọng để sống như loài vật trên đất
 
Lynas nói: “Nơi không có tỵ nạn, nội chiến và rơi xung đột chủng tộc hoặc các nhóm cộng đồng dường như là kết quả.” Tuy nhiên, chủ nghĩa sống còn cô lập có thể không thể thực hiện được như gọi điện thoại để có dịch vụ phòng. “Có bao nhiêu người trong chúng ta có thể thật sự đặt bẫy hoặc giết đủ thịt thú săn để nuôi gia đình? Cho dù rất nhiều người đã thành công xoay sở để di tản đến vùng nông thôn, dân số thú hoang sẽ nhanh chóng thu nhỏ dưới áp lực. Hỗ trợ lối sống người săn bắt cần 10 đến 100 lần đất đai cho một người so với nhu cầu một cộng đồng nông nghiệp. Một giải pháp lớn cho chủ nghĩa sống còn sẽ mang đến một thảm họa tương lai cho sinh thái đa dạng khi những người đói giết và ăn bất cứ gì di động được.” Bao gồm, có lẽ, ăn lẫn nhau. Lynas nói: “Những người xâm chiếm sẽ không tử tế với dân cư khước từ cho họ thực phẩm. Lịch sử đưa ra giả thuyết rằng nếu kho dự trữ hàng được khám phá, người chứa hàng và gia đình họ có thể bị hành hạ và bị giết. Hãy đem so sánh kinh nghiệm hiện tại của Somalia, Sudan hoặc Burundi ngày nay, nơi có nhiều xung đột tranh chấp đất đai và thực phẩm khan hiếm là nguồn gốc của những cuộc chiến kéo dài giữa các bộ lạc và quốc gia.”

Cơ hội để tránh tăng năm độ hâm nóng toàn cầu: không đáng kể nếu mức tăng đạt đến bốn độ và khí mê-tan bị giữ từ lòng biển thoát ra.

Tăng 6 độ C

Đời sống trên địa cầu kết thúc với bão tố khải huyền, lũ lụt lớn, cầu lửa khí hydrogen sulphide và khí mê-tan lan tràn khắp toàn cầu với sức lực của bom nguyên tử; chỉ còn nấm sống sót

“Trước tiên, một sự nhiễu loạn nhỏ khiến một bọc nước chứa khí bão hòa trôi lên mặt. Khi bọc nước nổi lên, bong bóng bắt đầu xuất hiện, như là khí bị phân hủy xì hơi ra với áp suất giảm – như là chai nước chanh bị tràn nước nếu nút chay bị mở ra quá nhanh. Những bong bóng này giúp bọc nước tiếp tục nổi lên trên nhanh hơn, tăng sức nổi xuyên qua nước. Khi bọc nước phóng lên, đạt đến sức nổ, kéo theo khối nước chung quanh. Trên bề mặt, nước bị bắn lên hàng trăm mét trong không trung như khí thải bắn vào trong khí quyển. Sức chấn động lan truyền ra ngoài tứ hướng, kích hoạt thêm nhiều vụ nổ gần đó.”

Vụ nổ cũng là một hồi tiếp khẳng định khác trong tiến trình tăng tốc hâm nóng toàn cầu. Không giống thán khí, khí mê-tan là chất cháy. Lynas nói: “Ngay cả ở tập trung khí mê-tan trong không khí thấp 5%, hỗn hợp này có thể bốc cháy bởi sấm sét hoặc một vài tia lửa khác và gửi những cầu lửa tỏa khắp bầu trời.” Tác động sẽ rất giống như của bom không khí nhiên liệu do quân đội Hoa Kỳ và Nga dùng, được gọi là  “bom chân không” đốt cháy những giọt nhiên liệu bên trên mục tiêu. Theo lời cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ, “Những gì gần điểm bốc cháy đều bị phá sạch. Những người ở phía ngoài rất có thể chịu khổ nhiều nội thương, bao gồm vỡ màn nhĩ, bị chấn động nặng, phổi và nhiều nội tạng bị thoát vị, và có thể bị mù mắt.” Tuy nhiên, loại vũ khí chiến thuật như vậy là mồi nổ khi đối chiếu với hỗn hợp khí mê-tan không khí từ những vụ nổ trên biển. Các khoa học gia suy tính rằng những vũ khí này có thể “tiêu hủy gần như toàn bộ sự sống trên địa cầu” (251 triệu năm về trước, chỉ có một loại thú vật lớn trên mặt đất, loài lystrosaurus giống như heo, sống sót).

Người ta ước tính rằng có một vụ nổ lớn trong tương lai có thể thải ra năng lượng tương đương với 108 tỷ tấn chất nổ TNT – 100.000 lần nhiều hơn kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới. Ngay cả Lynas, với tất cả tài sản khoa học của ông, không thể tránh sự tận cùng của Hollywood. “Không quá khó để tưởng tượng cơn ác mộng cuối cùng, với những vụ nổ khí mê-tan ngoài biển gần những trung tâm đông dân cư giết sạch hàng tỷ người, có lẽ trong vài ngày. Hãy tưởng tượng một cầu lửa ‘bom chân không’ phóng đến một thành phố, như Luân Đôn hoặc Đông Kinh, sóng nổ trải rộng ra từ trung tâm nổ với vận tốc và cường lực của một quả bom nguyên tử.
 
Các tòa nhà bị san bằng, nhiều người bị chết cháy nơi họ đứng, hoặc bị mù điếc do sức nổ. Hãy hòa nhập vụ ném bom nguyên tử Hiroshima với cảnh sau trận bão Katrina ở New Orleans để có một vài ý kiến về một thảm họa như vậy có thể hình dung ra sao: những nạn nhân sống sót bị phỏng từ những thành phố trống vắng tranh giành thức ăn, lang thang khắp nơi.”

Cơ hội để tránh tăng sáu độ hâm nóng toàn cầu: không có nếu mức tăng vượt khỏi năm độ, vào lúc tất cả phản hồi sẽ vượt khỏi sự kiềm chế

Để xem trọn bài viết: www.timesonline.co.uk

Sáu Độ: Tương lai của chúng ta trên địa cầu nóng hơn, của Mark Lynas, do HarperCollin phát hành vào ngày 19 tháng 3