email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thích nghi nông nghiệp để ngăn khí hậu thay đổi.
Từ hạn hán ở Mễ Tây Cơ đến lũ lụt ở Pakistan và sức nóng chết người ở Hoa Kỳ, sự kiện thời tiết khắc nghiệt đang gia tăng do hâm nóng toàn cầu. Các chuyên gia lo lắng nói rằng những sự kiện này có thể dẫn đến sự bất ổn trong thị trường nông nghiệp toàn cầu và thậm chí gây xung đột vì thực phẩm, tương tự như sự kiện vào năm 2007 và 2008.

Trong một tường trình gần đây, Ngân hàng Thế giới nghiên cứu sâu về tác động của khí hậu thay đổi cho quốc gia Mozambique, Ethiopia, Ghana, Bangladesh, Âu Lạc (Việt Nam), Samoa, và Bolivia, và ước tính rằng phí tổn cho hầu hết mọi quốc gia yếu đuối để thích nghi với khí hậu thay đổi sẽ là từ 70 đến 100 tỷ Mỹ kim mỗi năm cho đến năm 2050.

Warren Evans – Giám đốc Bộ Môi sinh tại Ngân hàng Thế giới (N): Sự thực là khí hậu thay đổi là một vấn đề phát triển. Nước nghèo nhất trong các nước nghèo có xu hướng dễ bị ảnh hưởng nhất đối với tác động của khí hậu thay đổi dù đó là mực nước biển dâng cao, hạn hán, hay lũ lụt. Họ cũng có sức chịu đựng ít nhất bởi vì tình trạng nghèo khó của họ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới được trình bày bởi Giám đốc Bộ Môi trường Warren Evans, giải thích rằng việc phát triển kinh tế là cách hiệu quả nhất để thích nghi với khí hậu thay đổi. Đặc biệt là nông nghiệp phát triển bền vững sẽ giúp cho việc thích nghi và ngăn chận khí hậu thay đổi hiệu quả, một điểm được xác nhận bởi một nghiên cứu của Hòa Lan năm 2009 phát hiện rằng sự đổi sang lối ăn thuần chay hữu cơ toàn cầu sẽ tiết kiệm cho các chính phủ trên thế giới 80% phí tổn ngăn khí hậu thay đổi tới năm 2050, hoặc tiết kiệm 32 ngàn tỷ Mỹ kim.

Ông Evans:
Nông nghiệp là một trong những cơ hội để cắt giảm khí thải nhà kính. Có một số lượng khổng lồ khí than lưu trữ trong đất cát và trong cỏ và v.v... Hiện nay, đó không là một phần của phương trình khi nói về việc giúp vốn cho các quốc gia đang phát triển để giảm khí thải của họ. nhưng có một cơ hội lớn lao để thay đổi hoạt động nông nghiệp, để khí than được giữ lại.

Supreme Master TV (N):
Và quý vị đang nói về loại hoạt động nào?

Ông Evans: Một hoạt động đơn giản là nông nghiệp không cày xới, khi quý vị giảm số lượng đất phơi bày ra ngoài trời, ngoài không khí. Quý vị giữ lại được mức độ cao hơn của hợp chất hữu cơ và của việc trồng trọt rau cải trên mặt đất, được chứng minh nhiều lần là một hệ thống sản xuất có hiệu suất cao.

Các hệ thống khác liên hệ đến việc thay đổi cách quản lý nước và trong vài trường hợp đó là vấn đề thay đổi vụ mùa.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân Giám đốc Evans và Ngân hàng Thế giới cho phương cách xác nhận để hỗ trợ cho các quốc gia bị tác động nhiều nhất để ngăn hâm nóng toàn cầu. Mong mọi quốc gia giúp tạo ra các thay đổi nhanh và hiệu quả để ngăn chận khí hậu thay đổi thêm.

Tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 5, 2009 ở Togo, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về thực tập nông nghiệp thuần chay hữu cơ và lợi ích của chúng cho Địa Cầu vào thời điểm chủ yếu này.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Canh tác hữu cơ duy trì lớp đất màu và giữ các vùng nước sạch, và nếu dùng khắp toàn cầu, sẽ có khả năng hấp thụ và dự trữ khoảng 40% của tất cả lượng thán khí thải ngày nay mỗi năm.

Những khía cạnh khác của canh tác hữu cơ thuần chay hữu ích bao gồm những điều như luân phiên vụ mùa, phủ rễ, và phân bón thiên nhiên. Các phương pháp khác như phủ rễ và thậm chí một cách mới gọi là canh tác hữu cơ không xới đất giúp duy trì độ ẩm và giảm đất xoi mòn một cách đáng kể.

Cho nên, nói tổng quát, canh tác hữu cơ thuần chay noi theo triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên và bảo vệ Địa Cầu và mọi chúng sinh. Tôi rất khuyến khích quý vị hãy theo phương pháp canh tác hữu cơ thuần chay, nếu có thể được. Dĩ nhiên, là có thể được.

Nó phải được vì sự sinh tồn của chính mình. Lối ăn thuần chay là điều chính yếu và tinh túy của sự thay đổi cần thiết để cứu Địa Cầu chúng ta.


http://uk.reuters.com/article/idUKTRE67B3XT20100812
http://beta.worldbank.org/content/economics-adaptation-climate-change-study-homepage

Tin Bổ Sung 
Một con rùa loại leatherback hiếm có tên là Công chúa Rantau Abang trở lại sau 32 năm vắng mặt nơi ấp trứng của cô ở Terengganu, Mã Lai, nơi làm tổ duy nhất của loài rùa leatherback trong quốc gia, nâng cao hy vọng cho một sự phát triển trở lại trong vùng.
http://newsinfo.inquirer.net/breakingnews/world/view/20100813-286561/Rare-princess-turtle-returns-
to-Malaysia-after-32-years

Để nâng cao nhận thức về sự soi mòn liên quan đến khí hậu và thoái hóa đất đai, Liên Hiệp Quốc khởi xướng “Thập niên cho Sa mạc và Cuộc Chiến chống Sa mạc hóa,” với hy vọng cải thiện việc quản lý các vùng đất khô trên thế giới.
http://www.reliefweb.int/rw/rwb.nsf/db900SID/MDCS-88DJ9Z?OpenDocument
http://english.cri.cn/6966/2010/08/17/2021s588936.htm

Trong “Tạp chí Ngành Địa lý Sinh vật,” các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ tường trình rằng nhiệt độ gia tăng dọc theo bờ biển miền đông của quốc gia làm co rút môi sinh cho loài trai xanh, loại động vật có vỏ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hải dương và giúp làm sạch nước.
http://www.sciencedaily.com/releases/2010/08/100816110404.htm
http://www.physorg.com/news201172170.html