email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Hạ lưu Sông Jordan có thể biến mất vào năm 2011.

2 nghiên cứu quan trọng gần đây bởi tổ chức môi trường Bạn của Trung Đông Địa cầu (FoEME) đã dự đoán rằng vùng hạ lưu Sông Jordan có thể suy sụp vào đầu năm tới do hâm nóng toàn cầu, ô nhiễm cực độ và nhiều thập niên được sử dụng bởi con người đã dẫn đến 98% dung lượng dòng sông bị chuyển dòng.

Các nghiên cứu FoEME này là các nghiên cứu đầu tiên để cho thấy mức độ chết dần khủng khiếp và sự cần thiết quy mô để khôi phục dòng sông.

Nói rằng lưu lượng sông từ thập niên 1930 đã giảm từ 1,3 tỉ thước khối mỗi năm xuống còn 20 triệu cho mỗi năm hiện nay, các nhà nghiên cứu FoEME chỉ ra rằng nhánh sông miền nam của Biển Galilee đã sụt giảm thành một dòng nhỏ bị ô nhiễm.

Chủ tịch và Giám đốc FoEME ở Jordan Munqeth Mehyar nói, “...Chúng ta đã mất ít nhất 50% đa dạng môi sinh trong và chung quanh dòng sông vì sự chuyển dòng gần tổng số lượng nước sạch... Khoảng 400 triệu thước khối nước hàng năm hiện đang cần cấp chuyển về dòng sông để hồi sinh.”

Gần đây, tổ chức, cũng đặc biệt trong việc triệu tập các nhà chủ trương môi trường Do Thái, Palestine và Jordan cho một lý do chung, đã đề xuất giải pháp đầu tiên để cứu dòng sông.

Họ đã xác định lượng nước cần thiết hàng năm cũng như phương cách mà các quốc gia nhận nước Syria, Do Thái, Jordan và Palestine có thể cộng tác để khôi phục lưu lượng dòng sông.

Giám đốc Mehyar và mọi khoa học gia và các nhà chủ trương tại Bạn của Trung Đông Địa Cầu, xin hoan hô hành động hợp tác của quý vị để thông báo về tình trạng khô kiệt của Sông Jordan huyền thoại hầu cuối cùng phục hồi nó.

Qua chăm sóc thông minh và có lương tâm của nhân loại, mong nguồn nước bảo trì sinh mạng phát triển hài hòa lại một lần nữa. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường thảo luận về cách để tri ân và bảo tồn tài nguyên nước trân quý, như trong hội thảo trực tuyến tháng 10, 2009 này ở Formosa (Đài Loan).

Thanh Hải Vô Thượng Sư:  Chúng tôi nói với người ta canh tác hữu cơ, cách bảo tồn nước mưa, nước ngầm, và bảo tồn đất đai, trồng cây để thu hút mưa, v.v…

Trong huyện Alwar của Rajasthan, Ấn Độ, một làng Ấn Độ đã có thể hướng đủ nước đến mức đã hồi sinh lại năm dòng sông chảy – năm dòng sông chảy – đã chết trước đó, đã bị khô cạn trước đó do việc lấy quá nhiều nước.

Chúng ta cũng có thể học từ họ. Nhưng ngay cả những vụ mất nước này quá nhỏ so với lượng nước bị phí phạm không thể tưởng cho việc sản xuất thịt. Cần khoảng 4.664 lít nước để sản xuất chỉ một khẩu phần thịt bò, trong khi trọn một bữa ăn thuần chay có thể được sản xuất với chỉ 371 lít nước.

Lãnh vực chăn nuôi có lẽ cũng là nguồn ô nhiễm nước lớn nhất trên thế giới.

Nước vô cùng quan trọng cho sự sống của mình. Chúng ta phải bảo tồn nước, phải làm mọi việc chúng ta có thể làm. Và bước đầu tiên để bắt đầu là ăn thuần chay.

http://english.aljazeera.net/focus/2010/05/20105510484475825.html
http://www.france24.com/en/20100502-jordan-river-could-die-2011-report

Tin Bổ Sung 

Các nhà nghiên cứu ở Anh nghiên cứu về ảnh hưởng của ngành du lịch sinh thái và nghiên cứu về đười ươi ở Cộng hòa Phi châu Trung ương khuyên rằng khoảng cách quan sát nên được tăng lên ít nhất 18 thước để giảm bớt áp lực trên đười ươi và cắt giảm khả năng dễ lây bệnh của con người qua họ.
http://www.guardian.co.uk/environment/2010/may/16/gorillas-eco-tourists-too-close
http://planetearth.nerc.ac.uk/news/story.aspx?id=721

Để cổ vũ việc vận chuyển thân thiện môi sinh, công ty xây dựng ở Lebanon Solidere khởi xướng một đường dành riêng cho xe đạp trong phố Beirut, mở ra mỗi chủ nhật với giao thông đổi hướng lại để giữ an toàn khi xe 2 bánh được chuẩn bị sẵn sàng để cho thuê và nước và việc cấp cứu được cung cấp trên đường.
http://www.dailystar.com.lb/article.asp?edition_id=1&categ_id=1&article_id=114889#ixzz0nxC6rsAz

Độ mặn gia tăng trong đất đai ở miền nam Bangladesh, trong sông và giếng nước gây ra bởi số bão tố tăng vọt phối hợp với mực nước biển dâng cao vì hâm nóng toàn cầu mang đến hậu quả lên đến 90% tổn thất thu hoạch, và nông dân phải rời bỏ vùng đất của họ.
http://www.alertnet.org/db/an_art/60167/2010/04/13-221838-1.htm
http://www.thedailystar.net/newDesign/story-details.php?nid=640

Thủ tướng của Anh quốc là David Cameron tuyên bố các dự án cắt giảm khí thải cacbon 10% trong 12 tháng tới để chứng tỏ quyết tâm của chính phủ trong việc ngăn chận hâm nóng toàn cầu.
http://www.guardian.co.uk/environment/2010/may/14/cameron-wants-greenest-government-ever