email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 34 MB )

Có phải đến lúc chuyển sang ăn chay?

Ăn chay để giảm giá thực phẩm -- trưởng ban khí hậu LHQ tuyên bố. Tuần này, hội nghị về thay đổi khí hậu ở Đức chú trọng đến vấn đề nhiên liệu sinh học làm cho giá thực phẩm leo thang. Bí thư Điều hành của Ủy ban Cơ cấu về Khí hậu Thay đổi thuộc Liên Hiệp Quốc, Yvo de Boer, cho thấy rằng phần lớn của lý do dẫn tới giá thực phẩm tăng cao là do việc dùng ngũ cốc để nuôi thú lấy thịt. Bí thư de Boer tuyên bố: “Giải pháp tốt nhất là tất cả chúng ta đổi sang ăn chay.” Chúng tôi xin tri ân quan điểm của ông về vấn đề tối quan trọng này, thưa ông de Boer. Mong tất cả chúng ta cùng nhận thức rằng ăn chay là sự chọn lựa tốt nhất để giảm giá thực phẩm và đảo ngược nạn hâm nóng hoàn cầu.

Ngày Môi sinh kêu gọi chấm dứt nghiện thán khí

Từ Tunisia đến Thái Lan, Hy Lạp, Pakistan, khắp Mỹ châu và Úc Đại Lợi, Ngày Môi sinh Thế giới vào ngày 5 tháng 6 đã được kỷ niệm bởi học sinh thuộc mọi lứa tuổi, công ty thuộc mọi quy mô, và các lãnh đạo ở mọi cấp bậc. Các lễ kỷ niệm bao gồm xây vườn, trồng cây, và tìm hiểu điều mới mẻ về tác động hàng ngày của chúng ta trên môi sinh. Các hoạt động chính của năm nay đã diễn ra tại quốc gia tổ chức là Tân Tây Lan. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã đến quốc gia trên cho tường trình đặc biệt này.

SupremeMasterTV:
Chúng ta đang có mặt trong một sinh hoạt quan trọng được tổ chức tại Bảo tàng viện Tepapa ở Wellington, thành phố thủ đô của Tân Tây Lan, nơi tổ chức Ngày Môi sinh Thế giới năm nay. Chúng ta sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong một cuộc họp báo đặc biệt nhằm giải quyết cơn khủng hoảng lớn nhất trực diện nhân loại hiện nay: sự thay đổi khí hậu.

Ông Trevor Mallard đáng kính Khí hậu thay đổi, Bộ trưởng Môi sinh Tân Tây Lan: Quả là một niềm vui cho Tân Tây Lan và là niềm vinh hạnh cho chúng tôi khi tổ chức một sinh hoạt đặc biệt như vậy.

SupremeMasterTV: Các vị khách đặc biệt tại cuộc họp báo hôm nay bao gồm Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia của Liên Hiệp Quốc, ông Trevor Mallard đáng kính, Bộ trưởng Môi sinh, và tổng thống Tong của quốc đảo Kiribati.

ÔngTrevor Mallard đáng kính, Bộ trưởng Môi sinh; và Chủ tịch Tong của Kiribati:Nếu cộng đồng quốc tế, các quốc gia khác nhau không từ bỏ thói quen thải ra thán khí thì sẽ có nhiều nước khác gặp nguy hiểm.

Ông Achim Steiner, Dưới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và giám đốc điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc: Và đây chỉ là khởi đầu của tác động hữu hình của sự thay đổi khí hậu. Phần vô hình, những việc nhỏ mà chúng ta không nhất thiết hiểu rõ đang diễn ra chung quanh chúng ta, cũng đang phát triển.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cách quan trọng nhất để thực hiện chủ đề của sinh hoạt năm nay và “bỏ thói quen thải thán khí” bằng cách bớt ăn thịt. Tiến sĩ Rajendra Pachauri, trưởng Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia của Liên Hiệp Quốc, đã nói chuyện vể giải pháp then chốt này trong cuộc họp báo.

SupremeMasterTV:  Từ đài Truyền Hình Vô Thượng Sư, xin được hỏi Tiến sĩ Pachauri rằng: ông đã có lần đưa ra một thỉnh cầu là “Xin bớt ăn thịt; thịt là loại hàng hóa tạo ra rất nhiều thán khí.” Xin ông vui lòng giải thích cho quý khán giả toàn cầu về việc bớt ăn thịt sẽ giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu thế nào?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc: Nếu quý vị xem xét toàn bộ tiến trình sản xuất thịt, hãy bắt đầu từ việc giết hại thú vật. Thịt phải được bảo quản trong môi trường lạnh, và ngày nay, đây là ngành kinh doanh toàn cầu, chúng ta không chỉ cần phải ướp lạnh tại nguồn mà còn cần phải ướp lạnh trong quá trình chuyên chở. Rồi tất cả lượng thịt được trữ trong kho, và từ đó đi đến các cửa hàng bán lẻ. Tại những nơi bán lẻ này, thịt lại được giữ trong tủ lạnh.

Người mua thịt thì mua rất nhiều một lần và mang về nhà. Tủ lạnh ngày càng có ngăn đông lạnh lớn hơn. Tại sao vậy? Vì quý vị cần phải bảo quản thịt. Và tôi thậm chí chưa nói đến việc phát hoang rừng để lấy đất trồng cỏ. Do đó, nếu quý vị nghĩ đến toàn bộ tiến trình này, toàn bộ chu trình sản xuất và tiêu thụ thịt, thì thật là khổng lồ về khía cạnh thán khí thải. Do đó, tôi luôn nói rằng nếu quý vị bớt ăn thịt, quý vị sẽ khỏe mạnh hơn và tinh cầu sẽ lành mạnh hơn!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sau đó Tiến sĩ Pachauri đã nhận lời phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư, chia sẻ nhiều lời khuyên hơn.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc: Tôi nghĩ sẽ giúp được cộng đồng thế giới rất nhiều nếu chúng ta bớt ăn thịt. Nhưng tôi chỉ nhấn mạnh một sự thật, đó là toàn bộ chu trình sản xuất thịt là một diễn tiến tạo ra rất nhiều, rất nhiều thán khí thải. Tôi sẽ kêu gọi Ăn chay, Chuyển Xanh, và Cứu vãn tinh cầu! Và tôi muốn nói điều này với đài Truyền Hình Vô Thượng Sư: Chúc quý đài lời tốt lành nhất cho nỗ lực hướng đến một thế giới bền vững. Xin cám ơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Rajendra Pachauri và tất cả các nhà lãnh đạo quan tâm đến tương lai của khí hậu và môi sinh trên thế giới. Mong tất cả chúng ta khởi sự thực hiện nỗ lực giảm lượng thán khí thải bằng cách chuyển sang chế độ ăn dùng rau cải lành mạnh hơn.

 
Canberra được trung tâm khí hậu thay đổi đầu tiên trên thế giới

Úc Đại Lợi khai mạc trung tâm nghiên cứu về thay đổi khí  hậu hợp pháp đầu tiên. Tọa lạc tại Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi (ANU) ở Canberra, một thông báo từ đại học nói rằng: “Trung tâm ANU cho Luật và Chính sách Khí hậu được thiết lập để đáp ứng với ý thức tăng gia về khía cạnh luật pháp đối với hâm nóng hoàn cầu.” Trung tâm này sẽ cống hiến các môn học cao đẳng về khí hậu thay đổi, bao gồm luật quốc tế, kiện tụng liên hệ đến khí hậu, khích lệ năng lượng bền vững và điều hành thán khí thải trong ngành giao thông và lâm nghiệp. Thán phục thay cho ANU và Úc Đại Lợi. Chúng tôi vô vàn tri ân viện đầu tiên này, đã chú tâm đến chính sách và quyết định toàn cầu có ảnh hưởng đến tương lai của hành tinh. Cầu mong những sinh viên và nghiên cứu gia của quý vị là các tiếng nói thông minh và cao cả giúp khích lệ thêm nhiều giải pháp hầu cứu vãn căn nhà hành tinh quý báu.

Anh quốc tặng 894 triệu Mỹ kim để giảm khủng hoảng thực phẩm

Hội nghị về thực phẩm vận động quyên 3 tỷ Mỹ kim. Các nhà lãnh đạo và đại diện của họ từ khắp nơi trên thế giới đã họp mặt tại Rome, Ý, trong tuần này để tìm kiếm giải pháp cho cơn khủng hoảng thực phẩm hiện thời. Cuộc họp do Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) bảo trợ đang cố gắng hoàn thành kế hoạch để huy động viện trợ trong thời gian ngắn, giảm bớt rào cản mậu dịch, và thúc đẩy nông nghiệp ở các quốc gia có nguy cơ đói kém cao nhất. Các mạnh thường quân hứa tặng tổng cộng 3 tỷ Mỹ kim, gồm Tây Ban Nha, Anh và Tân Tây Lan.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon đã bày tỏ tầm quan trọng của các khoản quyên tặng này và tuyên bố hội nghị kết thúc thành công, cho biết: “Nạn đói làm thoái hóa mọi thứ chúng ta đã đấu tranh trong những năm và thập niên gần đây. Chúng ta có bổn phận phải hành động ngay bây giờ và thống nhất.” Thiên Đàng gia ân và xin cảm tạ UN FAO, và tất cả mạnh thường quân cho sự ủng hộ hợp nhất để cố gắng bảo đảm những người đói kém trên thế giới được nuôi dưỡng. Cầu nguyện có một thế giới nơi mọi người có đủ dinh dưỡng với cuộc sống an lạc và hòa bình.

Miền đông nam Tây Ban Nha thành đất sa mạc

Nạn hâm nóng toàn cầu biến miền nam Tây Ban Nha thành đất sa mạc khô cằn. Trong tỉnh Murcia, các gia đình được phân phát chỉ 30% lượng nước mà họ thường nhận được, khi nguồn nước địa phương eo hẹp dần và nước đến từ miền bắc Tây Ban Nha giảm sút do sự thiếu hụt trong vùng. Các nông gia đang cố gắng thích nghi bằng cách trồng mùa màng dùng ít nước hơn. Barbara Helferrich, phát ngôn viên cho Ban Giám đốc Môi sinh của Liên Hiệp Âu Châu, nói rằng: “ Nước sẽ là vấn đề môi sinh trong năm nay. Vấn đề này thật khẩn cấp và ngay tức thời.” Chúng tôi cầu nguyện cho người dân Tây Ban Nha được gia trì với mưa và các biện pháp bảo tồn để tăng thêm nguồn nước nuôi dưỡng đời sống. Mong chúng ta cố gắng sống bền vững hơn vì lợi ích của chính đời sống mình và các láng giềng trên hành tinh.
 
Môi sinh 'quan trọng hơn kinh tế'

Kinh tế ít quan trọng hơn là môi sinh. Trong một buổi phỏng vấn với đài Thông tin BBC, Tổng Thư ký của Tổ chức cho Cộng tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Angel Gurria, bày tỏ sự quan tâm của ông rằng thay đổi khí hậu là quan trọng hơn nhiều so với các vấn đề kinh tế ngắn hạn. Với nghị quyết Kyoto đã đặt mục tiêu cho khí thải nhà kính, hết hạn vào năm 2012, ông Gurria kêu gọi các cường quốc ủng hộ tài chánh cho các quốc gia đang phát triển để họ trở nên thân thiện môi sinh hơn. Ông cũng khích lệ tất cả các quốc gia tham dự vào hiệp ước tương lai, để cứu hành tinh vì lợi ích chung. Thưa Ngài Tổng Thư ký, chúng tôi tri ân cho sự minh định của ông về tầm quan trọng của việc hồi phục căn nhà hành tinh. Mong tất cả các quốc gia cùng nhau giải quyết mối quan tâm chung là ngưng sự thay đổi khí hậu.
 
Thượng Hải chú tâm đến không khí và nước sạch

Thượng Hải ở Trung Quốc chú tâm đến không khí và nước sạch. Các hành động dự định bởi Văn phòng Bảo vệ Môi sinh của thành phố này bao gồm cải tiến hoặc đóng cửa các nhà máy điện, phát triển cơ sở trị liệu rác, và giám sát các công ty địa phương để cải thiện hồ sơ sinh thái của họ. Vào năm 2010, thành phố kỳ vọng giảm thiểu ô nhiễm nước cũng như bớt thải khí lưu huỳnh (SO2) độc hại. Thán phục thay Thượng Hải, cho các mục tiêu xanh cao cả. Mong rằng các hành động có ý thức về môi sinh của quý vị hồi phục sự trong sạch cho tài nguyên tối quan trọng này, để mọi người được lợi ích. 

Đài Khám Phá giới thiệu đài sinh thái mới.

Đài Khám phá giới thiệu đài sinh thái mới. “Hành tinh Xanh” đã khai mạc với nhiều chương trình phát hình 24 giờ, 7 ngày trong tuần ở Hoa Kỳ. Các tiết mục bao gồm “Greenovate,” với nhiều sáng kiến đổi mới giúp tiết kiệm tiền và giảm ảnh hưởng môi sinh; “Hollywood Xanh,” về các tài tử và tiết mục xanh, và “Sống với Ed,” 1 chương trình với nam tài tử ăn chay có ý thức sinh thái Ed Begley, Jr. Chủ tịch đài Hành tinh Xanh Eileen O’Neill phát biểu: “Hiện nay là lúc nguy cấp cho sức khỏe của tinh cầu. Người ta đang tụ tập kêu gào ngoài kia, và bây giờ chúng ta thật sự sẽ đưa việc này đến tư gia của khán giả để truyền cảm hứng cho họ hầu tạo nhiều thay đổi trong cư gia và lối sống của họ.” Xin thán phục Đài Khám phá đã mang ý thức xanh đến với công chúng. Xin chúc lời tốt đẹp nhất cho thành công của quý đài. Mong nhiều khán giả được khích lệ bởi các tiết mục của quý đài để cứu tinh cầu!  

Nga tác động đến sự cởi mở về năng lượng sạch

Nga cam kết ủng hộ năng lượng sạch. Tại hội nghị giữa các viên chức cao cấp hôm thứ ba, Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, hứa dành riêng ngân sách chính phủ để tài trợ các dự án năng lượng bền vững. Ông nói rằng: “Tôi không thể quên lãng sự cần thiết để kiểm tra toàn bộ hệ thống trách nhiệm về sinh thái.” Ngày hôm sau, Sergei Mironov, Chủ tịch Thượng viện, nhấn mạnh nhu cầu thiết lập giới hạn để giảm khí thải nhà kính và ô nhiễm. Chúng tôi chân thành cảm tạ Ngài Tổng thống và các nhà lãnh tụ của Nga, cho hành động ủng hộ hầu bảo vệ con người và hành tinh quý báu khỏi ảnh hưởng tai hại của sự thay đổi khí hậu. Cầu mong Nga tiến triển nhanh chóng trong các khởi xướng xanh.
 
Cuộc vận động chống thực phẩm thịt để cứu tinh cầu

PETA kêu gọi áp dụng dinh dưỡng không-thịt ở Ấn Độ. Hội Con người Đối xử Nhân đạo Đối với Thú vật (PETA) tổ chức buổi tập họp tại thành phố thủ đô Bhopal của tiểu bang Madhya Pradesh, hầu chuyển đạt thông điệp rằng cách dễ và mau nhất để giúp môi sinh toàn cầu là ăn trường chay. Nikunj Sharma, điều kết viên cho PETA nói rằng: “Rất có thể, cách tốt nhất để giảm hâm nóng toàn cầu trong đời này của chúng ta là giảm bớt hoặc bỏ hẳn việc tiêu thụ sản phẩm từ thú vật.” Ông cũng nêu lên tường trình của Liên Hiệp Quốc rằng sản xuất thịt chịu trách nhiệm cho lượng khí thải nhà kính lớn hơn lượng khí thải đến từ mọi giao thông trên toàn cầu. Chúng tôi cảm tạ PETA đã lên tiếng và thức tỉnh của con người về vấn đề thiết yếu này, vì lợi ích của các bạn thú, hành tinh và nhân loại. Mong thông điệp của quý vị khai sáng con người để họ thử dinh dưỡng không-thịt, bổ ích và cứu vãn đời sống.