email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 12 MB )

Thế giới có thể không còn gì để cứu vãn ngày mai: Maneka Gandhi

Không thải thán khí để cứu vãn tinh cầu khỏi sự thay đổi khí hậu. Trong một cuộc họp báo trước khi giới thiệu Giải Năng lượng Toàn cầu tại Nghị viện Âu châu, nghị sĩ kiêm bộ trưởng môi sinh của Ấn Độ, Maneka Gandhi, đã kêu gọi thế giới lập kế hoạch để ngưng thải thán khí hoàn toàn. Nhắc đến nhiều sự thay đổi khí hậu tàn phá mà chúng ta đang gánh chịu hiện nay, cô phát biểu: “Chúng ta hiện quá gần lằn ranh đỏ đến độ có thể ngày mai tỉnh dậy, chúng ta phát hiện là không còn gì để cứu vãn.” Chân thành cám ơn cô Gandhi cho lời kêu gọi để thức tỉnh mọi người về sự cấp bách phải giải quyết tình trạng khốc liệt của tinh cầu. Mong tất cả chúng ta lưu ý đến lời khuyên này và hành động ngay bây giờ để gìn giữ ngôi nhà địa cầu.

Maldives được Liên Hiệp Quốc đặt ưu tiên cơ quan nhân quyền để nghiên cứu khí hậu thay đổi

Các hải đảo đang chìm xuống ở nam Thái Bình Dương. Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã tham gia nhiều nỗ lực giúp bảo vệ người dân khỏi sự thay đổi khí hậu. UNEP ủng hộ việc nghiên cứu chính sách xã hội của Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia (IPCC) và giúp các quốc gia đang phát triển ở Phi châu tăng cường tối đa sự hữu hiệu năng lượng.

Các thành viên của tổ chức cũng ngày càng lo lắng về các quốc đảo đang chìm xuống đại dương do mực nước biển dâng cao. Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNEP, ông Surendra Shrestha là một thổ dân Nê-pan, cũng rất nổi tiếng với việc động viên chính trị và ủng hộ tài chính hữu hiệu cho các chương trình của UNEP.

Surendra Shrestha, Văn phòng Khu vực của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc cho Á châu và Thái Bình Dương:
Nếu chúng ta xem xét các quốc đảo nhỏ thí dụ như Maldives, trong 4 năm qua, đã mất 6 hải đảo. Ở Nam Dương, ngài bộ trưởng cho chúng tôi biết rằng họ đã mất 30 hải đảo, tất cả đều nằm dưới biển. Do đó, với các quốc gia như Maldives, nếu mực nước biển tăng lên 1 mét hoặc hơn thì họ sẽ không còn tồn tại nữa. Toàn bộ quốc đảo sẽ biến mất. Nên đây quả thật là một vấn đề nghiêm trọng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Hơn phân nửa dân số thế giới sinh sống gần khu vực ven biển. Mực nước biển dâng cao chắc chắn sẽ dẫn đến sự di trú khổng lồ của những người gọi là tỵ nạn môi sinh. UNEP đang làm việc để thành lập chương trình di trú tự do, nhưng trong tương lai, điều này có thể không đủ.

Surendra Shrestha:
Liên Hiệp Quốc đang trợ giúp chương trình này, giúp đỡ chính phủ với vấn đề này, nhưng đó chỉ cho một hoặc hai hải đảo. Nhưng nếu là toàn thể dân số của đảo quốc Maldives, hoặc nếu nhìn vào Nam Thái Bình Dương, ví dụ Tuvalu, một quốc đảo nhỏ, toàn bộ quốc gia sẽ bị chìm xuống nước. Do đó, chúng ta phải nghĩ tới một chiến lược lớn hơn để giúp đỡ những người này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN
: Xin cầu nguyện có nhiều nỗ lực to lớn hơn giúp làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu để các hải đảo quý báu trên địa cầu và người dân xinh đẹp nơi đó được bảo vệ an toàn. 
 
Trợ cấp xe hơi sinh thái của Thụy Điển có thể vượt ngân sách

Xe hơi sinh thái ở Thụy Điển phổ biến hơn dự đoán. Trong một chương trình được phát động hồi tháng 4, chính phủ Thụy Điển đã hứa 1 khoản trợ cấp gần 1.700 Mỹ kim cho người mua xe hơi sinh thái. Xe sinh thái là chạy bằng ethanol hoặc khí sinh học. Dựa trên khuynh hướng mua xe này hiện thời, người ta dự tính đến cuối tháng 12 năm 2009, thời điểm đánh dấu kết thúc chương trình, số xe hơi sinh thái bán ra sẽ gần 250.000 chiếc. Quả là khởi xướng xanh thành công, thưa Thụy Điển. Chúc tất cả các quốc gia có cảm hứng tương tự với việc đi xe thân thiện môi sinh.

Băng biển Baltic hiện ở mức thấp kỷ lục

Đá băng ở Biển Baltic hiện ở mức thấp kỷ lục. Mực độ băng đá trong vùng Biển Baltic vào mùa đông năm nay ở mức thấp nhất từ khi có hồ sơ lưu trữ, dựa theo dữ kiện phát hành gần đây bởi cơ quan khí tượng của Thụy Điển. Chỉ còn 49.000 cây số vuông của biển còn đóng băng - tức chỉ 1/4 của diện tích băng đá thường thấy. Cám ơn các khoa học gia ở Thụy Điển đã chia sẻ thông tin quan trọng và báo động này. Mong sao mọi chính phủ và công dân trên toàn thế giới hành động cấp tốc để bảo vệ hành tinh chúng ta thoát khỏi hiểm họa hâm nóng hoàn cầu.

Nạn phá rừng phải ngưng để hạn chế thán khí thải

Tường trình mới của Ủy ban Âu Châu kêu gọi Nam Dương ngừng phá rừng. Tường trình tuyên bố rằng Nam Dương là một trong các quốc gia thải khí nhà kính lớn nhất thế giới vì phá rừng và đốt than bùn, đa số để đáp ứng cho nhu cầu của thế giới về bột giấy, giấy và dầu cây cọ. Với ảnh hưởng rõ rệt của nạn hâm nóng hoàn cầu cũng như hỗn hợp thật sự đặc biệt của đời sống thực vật và động vật ở vùng Sumatra, Ủy ban Âu Châu kêu gọi Nam Dương tạo khởi xướng chấm dứt phá rừng, bao gồm việc sử dụng chương trình mậu dịch thán khí. Xin tri ân Ủy ban Âu Châu cho tiếng nói rõ ràng và quyết tâm để kiềm chế nạn hâm nóng hoàn cầu. Chúng tôi cầu cho Nam Dương tức khắc bảo vệ các khu rừng và đất than bùn, là bộ phổi tối quan trọng của địa cầu và là nhà của quá nhiều tạo vật từ Thượng Đế.