email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 20 MB )

Kêu gọi nỗ lực toàn thế giới bảo vệ san hô ngầm. Thường được gọi là rừng mưa của đại dương, san hô ngầm là nhà của 1/4 toàn bộ đời sống dưới đại dương.

San hô ngầm là một trong hải vật đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hâm nóng hoàn cầu, khi sinh học gia ước đoán 70% các loại san hô ngầm bị đe dọa, và 20% đã bị phá hủy không ngoài mức cứu vãn. Giai đoạn hâm nóng kéo dài khiến đời sống thực vật trên san hô bị tàn lụi, và rồi san hô tùy thuộc vào các thực vật trên bị tẩy thành một màu trắng không còn sinh khí.

Charles Delbeek, người trông nom bể nuôi cá, Waikiki Aquarium Hạ Uy Di:
Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng chính sẽ là đất lở, với sự mất mát của san hô, mất mát đa dạng sinh vật.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
San hô Hạ Uy Di được tìm hiểu tại địa phương bởi các nghiên cứu gia của Khu Hải vật Waikiki ở Honolulu. Họ khám phá rằng ngoài việc làm bảo tồn toàn thể hệ sinh thái hải dương, san hô ngầm đệm cho đảo tránh ảnh hưởng sóng thần.

Tiến sĩ Andrew Rossiter, Giám đốc Waikiki Aquarium: San hô ngầm bao quanh hải đảo và chúng tác động như vùng đệm thiên nhiên để chống bão, chống giông tố, v.v... Bằng không, sóng lớn sẽ không ngừng đập vào hải đảo và tạo nên đất lở khổng lồ. Cho nên sự sống còn của nhiều hải đảo tùy thuộc vào san hô ngầm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN
: San hô thật sự là sinh vật sống rất dễ bị tổn hại bởi sự thay đổi của môi trường đại dương. Cộng thêm với nhiệt độ gia tăng, nạn phá rừng còn tạo ra sạn cát lắng đọng rất tai hại, trong khi đó đánh cá thái quá cũng gây thiệt hại cho san hô. Càng ngày, các nhà sinh học càng thấy rằng phần lớn các ảnh hưởng đối với san hô đến từ nơi rất xa.

Tiến sĩ Andrew Rossiter, Giám đốc Waikiki Aquarium: Rất hết sức quan trọng để nhận thức rằng mặc dù chúng ta nói về san hô Hạ Uy Di, ảnh hưởng của ô nhiễm xảy ra ở rất xa phía đầu nguồn, rất xa các san hô ngầm, cũng vẫn quan trọng, bởi vì bất cứ gì đi vào sông đều cuối cùng đi vào biển. Bất cứ gì quý vị cho vào trong vườn của mình, như thuốc giết sâu bọ, vv... nó chảy vào ống tháo mưa, và cống rãnh, rồi sau cùng cũng đi vào đại dương. Cho nên đây là vấn đề của toàn thế giới.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thật hay để biết là tất cả chúng ta có thể góp phần bảo vệ san hô ngầm bằng sự ý thức sinh thái hơn trong đời sống. Xin cám ơn Tiến sĩ Rossiter, ông Delbeek, và tất cả khoa học gia, những người nghiên cứu san hô ngầm tuyệt vời, là một phần tử tối quan trọng cho sự bền vững của hành tinh. Mong san hô ngầm quý báu của địa cầu được bảo tồn, để sự kỳ diệu của chúng được trân quý lâu dài về sau.

Để biết thêm chi tiết, xin viếng www.waquarium.org


Loài người có thể đang trên đường tuyệt chủng.

Phát biểu tại Diễn đàn Thay đổi Khí hậu do hội Chữ Thập Đỏ Quốc gia Phi Luật Tân bảo trợ, Roger Bracke thuộc Liên đoàn Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ Quốc tế cho biết con người có thể biến mất khỏi hành tinh nếu không nỗ lực để ngưng sự thay đổi khí hậu trong thế hệ hiện thời. Nhấn mạnh ảnh hưởng mà nạn hâm nóng toàn cầu đang đặt lên Địa Cầu, ông cho biết: “Ngày nay, không 1 con khủng long nào còn sống sót. Có thể một ngày nào đó các mẫu hóa thạch của chúng ta sẽ được loài khác đào lên trong tương lai.” Ông Bracke và nhiều chuyên gia khác tại cuộc họp đã kêu gọi nhân loại có hành động khẩn cấp để giảm nhẹ và thích nghi với sự thay đổi khí hậu.

Xin đa tạ lời cảnh báo thẳng thắn của ông Bracke. Cầu mong với sự hợp tác, chúng ta có thể xây đắp một tương lai bền vững với hồng ân Thượng Đế.

 http://www.abs-cbnnews.com/storypage.aspx?StoryId=118533  


Thay đổi khí hậu đang đe dọa làm tuyệt chủng nhiều loài chim.

Tại cuộc họp về sự đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc ở Bonn, Đức, Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã báo cáo từ Danh sách Đỏ về Chim 2008 rằng 1.226 loài, hoặc 1 trong 8 loài, hiện đang gặp nguy hiểm do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Jane Smart, người chỉ đạo Chương trình các Loài IUCN, cho biết: “Cập nhật mới nhất của Danh sách Đỏ IUCN cho thấy các loài chim đang chịu áp lực to lớn từ sự thay đổi khí hậu.”

Chân thành cám ơn IUCN đã nỗ lực không ngừng để nâng cao ý thức và bảo vệ các bạn thú đồng cư của chúng ta, là mối liên kết vô giá trong hệ sinh thái. Mong tất cả cùng hành động để ngưng sự thay đổi khí hậu hầu giúp bảo đảm sự sống còn mến yêu của chúng.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1973159820080519?sp=true