email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 45 MB )

Hiệu quả năng lượng là giải pháp then chốt cho nông nghiệp toàn cầu.

Cơn khủng hoảng thực phẩm đang được cảm nhận ở nhiều nước xa như Ai Cập, Bolivia, Nam Dương, và Senegal khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu là yếu tố chính làm sụt giảm sản lượng vụ mùa trên toàn thế giới.

Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Nam Phi đã tiếp chuyện với ông Wael Hmaidan, tổng giám đốc Liên đoàn Nhà hoạt động xã hội Độc lập trong chuyến viếng thăm Pretoria của ông. Có trụ sở ở Beirut, Lebanon, tổ chức này tập trung vào các vấn đề môi sinh toàn cầu.

Ông Wael Hmaidan, giám đốc điều hành của Liên đoàn Nhà hoạt động Độc Lập, Lebanon: Châu thổ sông Nile là vùng đất nông nghiệp quan trọng nhất ở Trung Đông. Nếu mực nước biển tăng lên 1m, 20% Châu thổ Sông Nile ở Ai Cập sẽ chìm dưới nước, và họ sẽ mất rất nhiều đất nông nghiệp. Thực phẩm sẵn có sẽ giảm sút trên toàn cầu và những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các quốc gia nghèo. Mặt tích cực của việc này là có thể giải quyết sự thay đổi khí hậu và chúng ta cần luôn nhấn mạnh khía cạnh khẳng định này.

Ông Hmaidan tin rằng việc này chưa quá trễ và các vấn đề xã hội nghiêm trọng có thể tránh được qua hành động khẩn cấp ở vùng riêng biệt.

Ông Wael Hmaidan: Thế giới đều biết rõ giải pháp cho thay đổi khí hậu. Chúng ta cần phải ngưng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta có thể sản xuất đủ năng lượng cho toàn thế giới bằng cách sử dụng một tỷ lệ năng lượng nhỏ cung ứng bởi mặt trời. Dĩ nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh loại thực phẩm chúng ta ăn.

Ông Hmaidan đã giải thích việc sản xuất thịt góp phần làm thay đổi khí hậu thế nào.

Ông Hmaidan: Đầu tiên, để nuôi một con bò, quý vị phải hao tốn rất nhiều năng lượng để cho bò ăn. Một số vùng thậm chí còn chặt đốn rừng để làm trang trại nuôi gia súc. Chúng ta biết cây xanh rất quan trọng bởi chúng giúp hấp thu khí thải nhà kính carbon dioxide, cũng như giải quyết vấn nạn thay đổi khí hậu. Do đó, chặt đốn cây xanh và chăn nuôi gia súc đang làm tăng thêm vấn đề khí hậu thay đổi. Quả thật, bằng cách chuyển sang ăn chay (thuần chay), quý vị có thể tiết kiệm năng lượng và cứu (giải quyết) thay đổi khí hậu.

Cám ơn ông Wael Hmaidan đã chia sẻ tài chuyên môn và sự cống hiến về giải pháp toàn cầu thực tiễn mà mọi người có thể làm. Chúc mọi tôn giáo trên thế giới đứng dậy yêu cầu cứu vãn tinh cầu tuyệt vời.

Tổ chức Quốc gia của Anh nói rằng sinh vật bị đe dọa vì thay đổi khí hậu.


Một nghiên cứu thực hiện bởi hội từ thiện Tổ chức Quốc gia, liệt kê các loài thực vật và động vật đang bị nguy cơ vì hậu quả của nạn hâm nóng hoàn cầu. Nghiên cứu nêu lên rằng mực nước biển dâng cao có khả năng phá hủy nơi sinh sống của nhạn biển và loại chim khác, là loài vật làm tổ tại vùng đầm lầy ven biển.

Chúng tôi ân cần cám ơn Tổ chức Quốc gia, cho ấn hành bài tường trình đúng lúc về ảnh hưởng trực tiếp của nạn khí hậu thay đổi tại Vương quốc Anh. Cầu mong tất cả chúng ta làm việc tối đa khắp thế giới hầu ngăn thải khí nhà kính, để đời sống hải vật tuyệt diệu của quý quốc có thể sinh tồn.

Các khu rừng đất than bùn ở Nam Dương tiếp tục bị san bằng.

Tổ chức môi sinh Greenpeace gần đây tường trình rằng kỹ nghệ dầu cây cọ không được kiểm soát ở Nam Dương vẫn tiếp diễn. Dầu cây cọ được dùng trong thực phẩm, phấn son, và nhiên liệu sinh học, dẫn tới phá hủy và đốt cháy các khu rừng đất than bùn. Bởi vì một lượng thán khí rất lớn được dự trữ trong các rừng này, san bằng và đốt cháy rừng hiện nay xếp Nam Dương đứng thứ 3 trên thế giới về lượng khí thải nhà kính. Greenpeace yêu cầu chính phủ Nam Dương có hành động lập tức và kiểm soát chặt chẽ hoạt động canh nông của kỹ nghệ dầu cây cọ.

Đa tạ Greenpeace, đã lên tiếng quan tâm và báo động công chúng về vấn đề tối quan trọng này. Chúng tôi cầu rằng chính phủ Nam Dương hành động mau chóng để hồi phục hòa hợp sinh thái trong quốc gia quý vị.

Những vết nứt rạn lớn đánh dấu ngày tàn của Thềm Băng Ward Hunt.

Là một trong 5 thềm băng đá cuối cùng còn lại ở Gia Nã Đại, một vùng rộng 443 km của Thềm Băng Ward Hunt 3000 năm tuổi và dày 40-thước đang chìm nhanh chóng. Đầu năm nay, Derek Mueller thuộc Đại học Trent và Doug Stern, Nhân viên Bảo vệ Rừng Gia Nã Đại, thực hiện một thăm dò từ trên cao và khám phá rằng có rất nhiều vết nạn rứt trên mặt của thềm băng đá, với một vết nứt đo tới 10 cây số dài, và gần 40 thước chiều rộng. Theo lời của Mueller, thềm băng đá không được hồi phục bởi sông băng và vết nứt là vĩnh viễn. Ông nói thêm rằng khám phá này cho thấy khí hậu thay đổi trong vùng đã vượt qua giới hạn tối đa rồi.

Với lòng tri ân gửi đến Giáo sư Mueller, ông Doug Stern và các bạn đồng nghiệp, chúng tôi cám ơn quý vị đã cung cấp những khám phá đáng lo ngại này, về sự mất mát vĩnh viễn của kỳ quan bắc cực. Mong tất cả chúng ta được báo động để mau lẹ áp dụng các lối sống bền vững hầu ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu, và cứu vãn hành tinh xinh đẹp này.