email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 41 MB )

Sự thay đổi của nước biển Nam Băng Dương có thể gây hậu quả toàn cầu sâu đậm.

Tiến sĩ Steve Rintoul tại Trung tâm Cộng tác Nghiên cứu Nam Băng Dương xác định rằng nước biển ngoài khơi Nam Băng Dương đang mất dần độ mặn. Sự gia tăng độ ngọt của nước biển là điều đáng ngại vì hai lý do. Trước hết, nguồn nước ngọt có thể là hậu quả của sự tan băng ở Nam Cực bởi hâm nóng hoàn cầu. Thứ nhì, các dòng nước biển toàn cầu, giúp điều chỉnh thời tiết địa cầu, có thể ngừng hoạt động bởi chúng dựa vào sự chìm lắng của nước biển lạnh và rất mặn tại Nam Băng Dương.

Chúng tôi tri ân sâu xa Tiến sĩ Rintoul và đồng nghiệp đã chia sẻ tường trình này của quý vị về sự bất ổn định tại Nam Băng Dương. Chúng tôi chia sẻ quan tâm của quý vị và cầu nhân loại sẽ phản ứng nhanh chóng, để duy trì cân bằng sinh thái trong môi sinh thiên nhiên.

Báo động đỏ phát hành cho sinh vật đa dạng ở Đông Nam Á.


Theo lời Giám đốc Điều hành của Trung tâm cho Sinh học Đa dạng ASEAN (ACB), ông Rodrigo Fuentes, các trở ngại chính để Đông Nam Á đạt được cân bằng sinh thái là sự san bằng cây cối, sự săn bắn và mậu dịch thú hoang dã. Rodrigo Fuentes tuyên bố sự mất mát sinh vật đa dạng trong vùng sẽ là thảm cảnh cho thế giới, bởi vì vùng này dù chỉ bao gồm 3% diện tích hành tinh, nhưng lại là nơi trú ngụ cho 40% tất cả loại sinh vật. Trong buổi diễn văn cho Ngày Địa Cầu, giám đốc điều hành tuyên bố: “Nếu không có nỗ lực chung để bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh thái, 580 triệu người ở Đông Nam Á và toàn thể nhân loại sẽ bị hiểm nguy.”

Chúng tôi cám ơn ông Rodrigo Fuentes và ACB cho thông điệp rõ ràng về nhu cầu hành động ngay để cứu đời sống trên hành tinh. Chúng tôi cầu rằng với hành động mau lẹ, sinh quyển của chúng ta sẽ hồi phục tình trạng bền vững ban đầu.

Hâm nóng hoàn cầu có thể gây nên nhiều hạn hán hơn tại Ấn Độ.

Giám đốc Học viện Khí tượng Nhiệt đới ở Ấn Độ, B. N. Goswami, tuyên bố rằng hâm nóng hoàn cầu gây nên băng tan ở Greenland và Bắc Cực, có thể ảnh hưởng mùa màng tại Ấn Độ. Ông giám đốc giải thích rằng sự tan băng này làm yếu đi sự vận chuyển “luồng nhiệt” ở Đại Tây Dương, giảm nhiệt độ khí quyển và khiến cho các đợt gió mùa yếu hơn. Ông Goswami kêu gọi các nhà luật pháp Ấn Độ ủng hộ khởi xướng hoàn cầu để giảm thải thán khí và khí mêtan, hầu ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu.

Chúng tôi tri ân Giám đốc Goswami cho tiếng nói rõ ràng và quan tâm. Mong tất cả chúng ta nghe và hành động bây giờ để ổn định tình trạng hầu hồi phục mùa màng dồi dào cho tất cả.