email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 37 MB )

Mực độ thán khí và mêtan trên toàn cầu gia tăng đáng kể từ năm 2007.

Ban Quản trị Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) khám phá trong năm 2007, mực độ của thán khí, là khí chính yếu gây nên hâm nóng hoàn cầu, đã tăng lên 0,6%, hay là 19 tỷ tấn. Khoa học gia tại Phòng Thí nghiệm Hệ thống Nghiên cứu Địa cầu cũng cho thấy rằng số lượng mêtan, là khí nhà kính còn mạnh hơn thán khí, tăng lên 0,5% vào năm ngoái, hay là 27 triệu tấn.

Xin cám ơn NOAA rất nhiều, qua sự phát hành tài liệu cập nhật về mực độ thải khí cho công chúng biết. Cầu mong tất cả chúng ta mau làm phần mình để hồi phục tình trạng môi sinh ổn định và bền vững.

http://www.thewest.com.au/default.aspx?MenuID=29&ContentID=69550


Sông băng Tasman của Tân Tây Lan biến dạng nhanh chóng.

Chuyên gia về sông băng, Martin Brook, thuộc Đại học Massey ước lượng sông băng đã rút ngắn với tốc độ 180 thước mỗi năm kể từ thập niên 1990. Một hồ nước cũng hình thành bên dưới sông băng và đang gia tăng tốc độ băng tan. Tiến sĩ Brook tuyên bố rằng với tốc độ đó, sông băng này sẽ có thể biến mất hoàn toàn, vì lý do sông ở độ cao thấp và nhiệt độ tiếp tục tăng gia.

Thưa tiến sĩ Brook, chúng tôi tri ân tài liệu giá trị của ông. Cầu mong chúng ta có thể ngăn hâm nóng hoàn cầu để cứu kỳ quan thiên nhiên này của Tân Tây Lan.

http://www.massey.ac.nz/massey/about-us/news/article.cfm?mnarticle=tasman-glacier-retreat-extreme-23-04-2008 

Đánh giá sự thay đổi khí hậu và hợp tác toàn cầu.

Năm ngoái, Ban Thay đổi khí hậu Đa Quốc gia của Liên Hiệp Quốc (IPCC) đã phát hành báo cáo ước định về tác động của khoa học và nhân loại lên sự thay đổi khí hậu, cùng nhiều phương cách giúp giảm nhẹ ảnh hưởng. 1 năm sau báo cáo này, việc nghiên cứu hiện đã được mở rộng với các giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu được khảo sát ráo riết hơn bởi các chuyên gia trên toàn cầu.

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tiếp chuyện với Tiến sĩ Gordon McBean, giáo sư ở Đại học phía Tây Ontario, Gia Nã Đại, kiêm chủ tịch Học viện Chính sách Giảm Mất mát do Thảm họa. Tiến sĩ McBean sẽ chia sẻ khám phá mới nhất của ông về cách mà thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sự cân bằng thiên nhiên của Địa Cầu.

Tiến sĩ Gordon McBean
Giáo sư Đại học Western Ontario
Chủ tịch về Chính sách tại Viện Giảm Mất mát do Thảm họa


Tiến sĩ Gordon McMean, Chủ tịch về Chính sách tại Viện Giảm Mất mát do Thảm họa: Khi chúng ta làm ấm tầng đất đóng băng vĩnh cửu hoặc đại dương khiến các nơi này dễ bay hơi, có thể biến đổi từ thể rắn cố định sang thể khí và bốc hơi lên. Khi khí hậu thay đổi đến độ hệ thực vật tự nhiên, mà trong tình trạng cân bằng hấp thu lượng thán khí lớn nhưng cũng thải ra một lượng tương đương, sẽ giảm hiệu suất, và rồi nó cũng sẽ không phát triển, không hấp thu thán khí được nhiều như trước. Nhưng khi hệ thực vật tàn lụi và hư hoại, nó vẫn thải nhiều thán khi như trước.

Điều chúng ta thấy trong các nghiên cứu này là hiểm họa gia tăng của một lượng lớn thán khí, không chỉ đến trực tiếp từ việc chúng ta đốt nhiên liệu hóa thạch, mà còn gián tiếp đến từ việc chúng ta làm thay đổi khí hậu, tạo ra vấn đề khác có vẻ như tự nhiên, trong trường hợp này không còn tự nhiên nữa, mà là can thiệp vào quá trình tự nhiên, làm tăng thêm thán khí thải. Quý vị có thể nhìn thấy một sư leo thang trong các mô hình này. Ngay cả khi lượng khí thải từ sinh hoạt của con người có giảm xuống, khí hậu vẫn tiếp tục ấm lên.

Bầu khí quyển của địa cầu có khả năng giữ một lượng lớn thán khí nhiều bằng bầu khí quyển chứa đầy thán khí của Kim Tinh và Hỏa Tinh. Một khi được giải phóng, carbon dioxide vẫn tồn tại hàng thế kỷ, gây ra vấn đề lâu dài mà Tiến sĩ McBean cho biết là cần phải có một giải pháp toàn cầu.

Tiến sĩ McBean:
Chỉ cần 2, 3, 4 năm để khí nhà kính, thán khí tuần hoàn quanh địa cầu. Thán khí thải đang di chuyển và hòa lẫn trên khắp tinh cầu, nên thán khí thải từ Gia Nã Đại, Ấn Độ, Nigeria, Trung Quốc, Âu châu, trong vài năm sẽ hòa lẫn với nhau. Do đó, chúng ta không thể giải quyết việc này chỉ với một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia hành động mà cần có nỗ lực toàn cầu để giải quyết vấn đề, vì đây vốn là vấn đề toàn cầu.

Đề cập đến mức độ nỗ lực chung, Tiến sĩ McBean đưa ra kế hoạch tương lai như sau:

Tiến sĩ McBean: Các đại dương vẫn đang ấm lên, vẫn đang tiếp diễn. Nếu chúng ta có thể ngừng tất cả khí nhà kính trong ngày mai qua một tiến trình kỳ diệu nào đó, và giữ lượng thán khí thải trong không khí không thay đổi trong vòng 100 năm tới ở mức 380 phần triệu như hiện nay, thời tiết sẽ vẫn ấm lên ở mức khoảng 0,1 độ C trên mỗi thập niên, tức là thêm 1 độ vào cuối thế kỷ này. Rất có thể khí hậu sẽ chỉ ấm lên 2 độ C vào cuối thế kỷ này nếu chúng ta làm gì cần. Nhưng nếu không làm gì, khí hậu có thể ấm lên ở mức 8 độ C trên mỗi thập niên vào cuối thế kỷ này. Việc này thật sự kinh khủng, vì sẽ vượt quá mức cao nhất.

Dù vậy, Tiến sĩ McBean cũng cho biết ông và nhiều người trong cộng đồng khoa học vẫn hy vọng. Nỗ lực của chính Tiến sĩ McBean vượt ngoài phạm vi khoa học thuần túy. Ông còn làm việc với quốc gia khác ở Á châu và Phi châu để ủng hộ nỗ lực nghiên cứu và chính sách của họ. Ông kêu gọi mọi chính phủ cũng nên hành động khẩn cấp với biện pháp toàn cầu.

Tiến sĩ McBean: Cuối cùng, hy vọng nhân loại sẽ hợp tác, và chúng ta sẽ thấy trí huệ của điều mình nên làm và lợi ích của nó, ở mức toàn cầu, để chúng ta có thể cùng giải quyết vấn đề này trước khi quá muộn. Tôi không nghĩ việc này đã quá muộn. Tôi cho rằng vẫn còn cơ sở để hành động, để cùng nhau làm việc. Nhưng phải là nỗ lực được thúc đẩy và chỉ đạo bởi những người có khả năng giúp đỡ cộng đồng toàn cầu.

Cám ơn Tiến sĩ McBean cùng nhiều khoa học gia là những nhà khám phá giải pháp cho sự thay đổi khí hậu. Mong tất cả chúng ta giúp nhau thực hiện các hệ thống và kỹ thuật tốt nhất có thể được vì mục đích sống còn và thậm chí còn quan trọng hơn là vì thế hệ tương lai của chúng ta.