email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 30 MB )

Giá thực phẩm tăng gây nên khủng hoảng ở Trung Mỹ.

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo rằng giá thực phẩm tăng cao, gây nên tình trạng khủng hoảng ở Trung Mỹ. Đại biểu của FAO cho Châu Mỹ La Tinh và Caribbean, Jose Graziano, tuyên bố rằng vùng này, hiện đã có trên 7,5 triệu người thiếu dinh dưỡng rồi, sẽ cần đầu tư cho nghiên cứu cũng như chính sách của chính phủ, để gia tăng sản xuất thức phẩm trong phạm vi biên giới họ.

Chúng tôi xin cám ơn FAO cho tường trình quan tâm về các anh chị em ở Trung Mỹ. Chúng tôi cầu rằng con người đổi sang ăn chay (thuần chay) để đạt được lối sống bền vững hơn, và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý báu.

Ô nhiễm ny-lông tích lũy gây nguy hiểm cho đời sống hoang dã ở Thái Bình Dương.

Trong dự án nghiên cứu dài một tháng trên khoảng 700 dặm từ duyên hải phía Bắc Hạ Uy Di, thuyền trưởng Charles Moore và Tiến sĩ Marcus Eriksen đã quan sát thấy hàng tấn mảnh ny-lông có thể bị sinh vật đại dương nhầm lẫn là phiêu sinh vật. Hội Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng ny-lông đã gây nên sự mất mát hơn 1 triệu loài chim biển và 100.000 động vật hữu nhũ hàng năm. Theo Liên Hiệp Quốc, 80% lượng ny-lông trên biển bắt nguồn từ rác trên đất liền và được chuyên chở bởi gió hoặc đường sông nước vào đại dương.

Xin đa tạ thuyền trưởng Charles Moore và Tiến sĩ Marcus Eriksen cho nỗ lực cao cả giúp làm sáng tỏ tình trạng nguy hiểm cho môi sinh này Mong thế giới lưu ý lời kêu gọi hành động bằng cách làm mọi cách để có thể giảm và tái chế ny-lông.

EPA của Formosa (Đài Loan) kêu gọi tiêu thụ ít thịt đi.

Bộ trưởng Ban Quản trị Bảo vệ Môi sinh Formosa (Đài Loan,) Ông Winston Dang đã đưa ra đề nghị rằng người dân tiêu thụ ít thịt đi để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ông cho biết cách mà chăn nuôi gia súc gây nên thoái hóa trầm trọng cho đất đai và là ô nhiễm chính của nước.

Chúng tôi tri ân Ngài Bộ trưởng, cho đề nghị có trí huệ của ông. Chúng tôi cùng quý vị cầu rằng mọi người khắp nơi sẽ chuyển sang dinh dưỡng trường chay (thuần chay), để duy trì sức khỏe của họ cũng như của sinh quyển chúng ta.

Trong Diễn đàn Boao 3-ngày cho Á Châu cuối tuần này ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cùng với các lãnh tụ khác trên thế giới kêu gọi hành động chống lại nạn hâm nóng hoàn cầu.

Sự quan tâm của ông, tiêu biểu cho những ai thuộc quốc gia miền bắc hiện đang đối diện với ảnh hưởng mãnh liệt thêm của khí hậu thay đổi, được lặp lại bởi Par Holmgren, khí tượng gia hàng đầu của Thụy Điển. Ông Holmgren hiện đang xuất hiện trên Truyền hình Thụy Điển, và trong thập niên qua, đã nghiên cứu ảnh hưởng xã hội của nạn khí hậu thay đổi.

Par Holmgren:Giảng viên Khí tượng học thuộc Truyền hình Thụy Điển
và chuyên gia về vấn đề khí hậu và xã hội

Par Holmgren: Tại các quốc gia Bắc Âu, mùa đông ấm hơn, với ít tuyết hơn. Nhưng quan tâm ngày càng nhiều hơn là làm sao sản xuất đủ thực phẩm cho mọi người trên địa cầu, với khí hậu thay đổi gây ấm hơn và khô hơn tại nhiều vùng, nơi có sản xuất lớn lao về thực phẩm.

Ông Holmgren tỏ ra quan tâm cho sự bất an ninh của việc sản xuất thực phẩm có liên hệ đến sự chọn lựa dinh dưỡng, nhất là về thịt.

Par Holmgren: Nếu ngày càng có nhiều người ăn thịt và ăn nhiều thịt hơn, thì sẽ tạo nên vấn đề lớn lao, bởi vì năng lượng, bởi vì sự thật là một số các thú vật này đang ăn các thực phẩm mà chúng ta có thể ăn. Ngoài ra là vấn đề thú vật gây ra các khí thải nhà kính. Ở đây tại Thụy Điển, chúng tôi chú trọng rất nhiều đến năng lượng trong vài năm qua. Chúng tôi chế tạo xe dùng ít dầu xăng hơn, hoặc dùng các dạng nhiên liệu khác. Nhưng bước kế tiếp, mà tôi chắc chúng ta sẽ ngày càng ý thức thêm, rằng thực phẩm chính nó ảnh hưởng đến khí hậu rất nhiều.

Chúng tôi cám ơn khí tượng gia Par Holmgren, cho sự thấu hiểu và tận tâm thông tin cho dân chúng về cách mà khí hậu thay đổi ảnh hưởng đời sống của họ. Hoan hô Thụy Điển về câu truyện thành công xanh. Cầu mong tất cả chúng ta nhận thức bối cảnh xã hội và kinh tế quan trọng của khí hậu thay đổi, và nhanh chóng hành động vì sự sinh tồn của chúng ta.