email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 34 MB )

Người dân Gia Nã Đại nói về việc đánh “thuế thịt.”

Gần đây, một bài báo xuất hiện trên tờ “Người dân,” báo lớn nhất ở thành phố Ottawa, miêu tả cách việc sản xuất thịt góp phần to lớn gây nên hâm nóng toàn cầu thế nào và trưởng ban chính sách của chính phủ nên quan tâm đến việc này ra sao. Bài báo đã trích dẫn báo cáo 2006 của Liên Hiệp Quốc cho thấy ngành kỹ nghệ thịt thải ra 18% tổng lượng khí nhà kính, nhiều hơn mọi ngành chuyên chở trên thế giới kết hợp lại.

Thanh niên: Hàng tấn xe vận tải chuyên chở các con bò này trên toàn quốc.

Bà lão 1: Tôi đã đọc nhiều bài báo và đã có một số nghiên cứu được thực hiện, đặc biệt về khí mê-tan.

Thanh niên: Việc chăn nuôi thú vật và những khoản phí tổn ngầm mà quý vị không thể thấy khi ăn một miếng bít-tết hay bất cứ món nào.

Tác giả bài báo mang tên “Pot Roasts Should Cost,” là Kate Heartfield, thành viên ban biên tập báo Người dân Ottawa, phát biểu: “Khi người ta nói về thuế thán khí, họ không hề nói về thịt. Sự im lặng kỳ lạ này giải thích một phần cho vấn đề về mặt ngôn ngữ: chúng ta nói rất nhiều về carbon dioxide mà quên rằng đây không chỉ là loại khí nhà kính duy nhất, hay thậm chí là loại khí nguy hiểm nhất.”

Cô Heartfield tiếp tục giải thích: "Ngành chăn nuôi thải thán khí vào trong không khí, đặc biệt qua việc san bằng các cánh rừng (gia súc cần rất nhiều đất đai và thức ăn). Nhưng việc này không đáng kể so với lượng khí mê-tan và ni-tơ ô-xít đáng sợ do các đàn gia súc và phân bón thải ra.”

Khoản thuế thịt sẽ khích lệ mọi người chuyển sang chế độ ăn không thịt. Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư sẽ tìm hiểu cảm nghĩ của người dân Ottawa về khái niệm “thuế thịt” và lối dinh dưỡng trường chay (thuần chay) giúp giảm thiểu khí nhà kính.

Phụ nữ trung niên 2 tại Ottawa, Gia Nã Đại: Tôi nghĩ dinh dưỡng chay (thuần chay) nên được cổ động vì lý do sức khỏe, không chỉ riêng vì môi sinh, và đồng thời đạt được hai mục tiêu.

Thanh niên tại Ottawa, Gia Nã Đại: Tôi không nghĩ nhất thiết đánh thuế thịt là cách khả thi, nhưng có lẽ nên làm mọi người ý thức hơn về lựa chọn món mà họ có thể ăn được.

Như tác giả bài báo đã lưu ý: “Chính sách môi sinh có ý nghĩa là sắp đặt lại giá trị của chúng ta.” Có lẽ những người sẵn sàng nhất để thay đổi lối sống hầu bảo đảm sự bền vững môi sinh lâu dài là người dân và trẻ em.

Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư, Gia Nã Đại: Cách đây vài tuần có 1 bài báo về khả năng đánh thuế thịt hầu khích lệ người dân ăn chay (thuần chay) nhiều hơn. Ông nghĩ gì về khái niệm này?

Người cha với hai cô con gái nhỏ: Tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi nghĩ chúng ta cần phải giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu. Nhưng rõ ràng là mọi người phải góp phần giúp cứu vãn tinh cầu vì con cái mình.

Người cha với các cô con gái nhỏ: Quý vị không phải chịu khổ để thưởng thức món chay (thuần chay).

Ông có quan tâm đến việc làm mất ổn định thời tiết hay nạn hâm nóng toàn cầu?

Bà mẹ với ba con nhỏ: Chắc chắn là có, tôi rất quan tâm; mối lo ngại lớn của bất kỳ cha mẹ nào.

Và ông có hai con nhỏ?

Bà mẹ: Ba cháu.

Vài năm trước đây Liên Hiệp Quốc đã nghiên cứu, và đã liên hệ thấy việc sản xuất thịt là đóng góp chính gây ra nạn hâm nóng toàn cầu.

Bà mẹ với ba con nhỏ: Có nhu cầu rất lớn về thức ăn nhanh và nhiều nữa. Đây dường như là vấn đề to lớn, trong nhiều mặt, cũng như lợi ích sức khỏe; phải nói là tổn hại sức khỏe.

Cô có ăn chay (thuần chay) không?

Bà mẹ với ba con nhỏ: Vâng, tôi ăn chay.

Cám ơn cô Heartfield và báo Người dân Ottawa đã khuyến khích ý thức của công chúng về ảnh hưởng của thịt lên nạn hâm nóng toàn cầu. Xin kêu gọi các nhà lãnh đạo dũng cảm ở mọi quốc gia nhìn thẳng vào hiện thực của phí tổn không thể chấp nhận của việc sản xuất thịt - vì môi sinh và sức khỏe gia đình.

Thiếu thốn thực phẩm và nạn đói có thể được ngăn lại, bằng cách bỏ ăn thịt, cá và sản phẩm từ sữa.


Trong bài viết tựa đề: “Tại Sao Ăn Thuần Chay Là Luôn Luôn Đúng,” ký giả điều tra từng lãnh giải thưởng, George Monbiot, của tờ Guardian của Anh, giải thích rằng nuôi gia súc để lấy thịt gây nên sự phí phạm trong việc dùng nước và thóc lúa, vì gần mỗi ½ kí lô chất đạm thịt bò cần 100.000 lít nước và 2,66 kí lô thóc lúa. Khi nhu cầu về thịt gia tăng, các thú vật và thóc lúa cần thiết để nuôi chúng tăng lên theo luật số mũ. Ông Monbiot tuyên bố: “Cơ cấu nạn đói toàn cầu sẽ tránh được, chỉ cần nếu người giàu khởi sự ăn ít thịt.” Tuy nhiên, chuyển đổi thêm sang hoàn toàn ăn chay hoặc trường chay, mà không dùng sản phẩm từ sữa và trứng, thật sự là cần thiết để giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên đủ để tránh khỏi nạn đói. Ông kết luận rằng: “Đối diện với các con số này, hiện dường như đơn giản rằng ăn thuần chay là sự đáp ứng đạo đức duy nhất đối với vấn đề công bằng xã hội khẩn cấp nhất thế giới, không thể chối cãi được.”

Cám ơn ông Monbiot, giúp chúng ta thấy sự chọn lựa thực phẩm đóng góp trực tiếp ra sao, đến sự khủng hoảng thực phẩm quốc tế hiện thời. Chúng tôi cầu cho mọi người sẽ sớm chọn lựa từ một số rộng lớn của thực phẩm chay (thuần chay) ngon bổ, cho sự ích lợi của toàn dân trên thế giới.

http://www.guardian.co.uk/uk/2002/dec/24/christmas.famine, http://www.vivavegie.org/vv101/101.2005.htm 


Nhiệt độ hâm nóng có thể gây nên sóng thần ở Bắc Hải.
 
Hâm nóng toàn cầu, đang làm nóng hơn các đại dương thế giới, cũng có thể tạo ra phân tán chất mê-tan thủy hợp, hoặc đỉnh băng đá chứa đựng khí mê-tan. Trong thể rắn, đỉnh băng đóng vai trò như xi măng đối với cơ cấu địa chất dưới lòng nước. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Angus Best thuộc Đại học Southampton của Anh, nhiệt độ tăng cao có thể gây nên các khí bị thải ra và các cơ cấu bị sụp đổ. Điều này có thể tạo nên sóng thần tại Bắc Hải, với sự tàn phá tiên đoán là nặng nề nhất ở Na Uy và Tô Cách Lan.

Chúng tôi thành tâm tri ân Tiến sĩ Best và đồng nghiệp, chỉ rõ cho chúng ta thấy các hậu quả có thể xảy ra làm nghiêng đổ cân bằng mỏng manh của địa cầu. Mong sự quan tâm về hành tinh này là ưu tiên hàng đầu, bảo đảm sự sinh tồn của chúng ta và sức khỏe địa cầu tương lai.

http://www.spiegel.de/international/0,1518,441819,00.html

Các tham dự viên của Diễn đàn Á Châu ủng hộ tiêu thụ ít thịt.

Ở Trung Quốc, tại Diễn Đàn Boao Quốc tế Cho Á Châu 2008, các tham dự viên cũng tụ tập trong buổi họp gọi là: “Thay đổi khí hậu: Thay đổi Kinh doanh, Thay đổi Chúng ta.” Gerard Kleisterlee, chủ tịch và giám đốc điều hành của Nhóm Điện tử Royal Philips, là một trong số người đề nghị rằng chọn lựa chay (thuần chay) có thể giảm thiểu thán khí thải.

Chúng tôi chuyển lời cảm tạ các tham dự viên xanh của Diễn Đàn Boao Cho Á Châu và tất cả các lãnh tụ, những người khích lệ chuyển sang lối dinh dưỡng toàn thực vật để giảm thiểu thải khí nhà kính. Mong tất cả toàn dân thế giới được ban ân huệ để chuyển sang ăn chay (thuần chay) và cứu hành tinh quý báu này.

http://news.xinhuanet.com/english/2008-04/13/content_7969665.htm