email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 29 MB )

Thay đổi thói quen tiêu thụ để cứu vãn hành tinh.

Đất chôn rác được biết là nguồn chủ yếu tạo ra khí mê tan, loại khí nhà kính mạnh mẽ. Sự thải khí mêtan toàn cầu từ các khu đất chôn rác ước lượng mỗi năm là từ 30 đến 70 triệu tấn. Tiến sĩ Pablo Gonzalez Mesples, nhà môi sinh học và giáo sư kinh tế tại Đại học Buenos Aires của Á Căn Đình, nói với đài Truyền hình Vô Thượng Sư về sự liên kết giữa những gì chúng ta tiêu thụ và loại rác thải nào phát sinh từ đó.

Tiến sĩ Pablo Gonzalez Mesples, nhà môi sinh trường chay và giáo sư kinh tế, Đại học Buenos Aires, Á Căn Đình: Những gì chúng ta thật sự tiêu thụ từ các thứ mình mua thì quả là ít ỏi. Và tất cả thứ rác đó, nói chung, chủ yếu là khi nó trộn lẫn với các phân tử hữu cơ, sẽ hình thành một lượng khí mêtan khổng lồ, điều mà như đã nói, gây ra hiệu ứng khí nhà kính.

Tiến sĩ Mesples kêu gọi chỉ việc cắt giảm lượng rác của chúng ta thay vì tái tạo, bởi vì tái tạo cũng tiêu thụ năng lượng. Một cách có trách nhiệm để tạo nên ít rác hơn, là giảm tiêu thụ thực phẩm và quần áo có sản phẩm động vật.

Tiến sĩ  Pablo Gonzalez Mesples: Để tạo ra 1 kílô gạo, cần 10 đến 100 lần ít nước hơn là tạo ra 1 kílô thịt. Và chúng ta phải nghĩ rằng tại một số nơi trên thế giới có người chỉ được 2 lít nước mỗi ngày để dùng, và tôi không nói rằng 2 lít nước để uống, nhưng là tổng số 2 lít nước. Đó là tất cả họ có để dùng. Nên chúng ta lãng phí nước qua việc tiêu thụ thịt.

Cảm tạ Tiến sĩ Mesples cho sự thấu hiểu đáng giá của ông. Cầu mong tất cả chúng ta thực tập tiết kiệm và bảo tồn mỗi ngày, để đóng góp phần mình vào đời sống bền vững và tương lai tươi sáng.


Hâm nóng toàn cầu dự đoán sẽ ảnh hưởng canh nông ở Ấn Độ.


Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, nghiên cứu cho thấy gặt hái mùa màng tại những quốc gia như Ấn Độ sẽ chắc chắn bị ảnh hưởng. Chủ tịch của Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi (IPCC), Tiến sĩ Rajendra K Pachauri nói rằng: “Hiệu suất của lúa mì sẽ giảm sút từ 5-10% với mỗi 1 độ Celcius tăng cao.” Ông tuyên bố thêm là tài liệu về nhiệt độ gia tăng cho thấy bệnh dịch tả và các bệnh khác sẽ có thể lan tràn.

Chúng tôi đa tạ Tiến sĩ Pachauri, cho thông điệp rõ ràng này về những tình huống chắc chắn đến từ hâm nóng hoàn cầu. Xin Phật gia hộ, để Ấn Độ và tất cả các quốc gia khác áp dụng những biện pháp bền vững, hầu bảo đảm cho người dân tránh khỏi ảnh hưởng tai hại của khí hậu tiếp tục thay đổi.
http://timesofindia.indiatimes.com/Earth/Climate_change_is_hurting_Indias_crops/articleshow/2984125.cms

Lãnh tụ cơ quan Liên Hiệp Quốc báo động về xung đột gây ra do thiếu thực phẩm.


Trưởng của Tổ chức Thực phẩm và Canh nông Liên Hiệp Quốc, Tiến sĩ Jacques Diouf nói rằng thiếu hụt thực phẩm có thể dẫn đến xung đột tại Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Ông nêu lên các xáo trộn vì không đủ dự trữ thực phẩm tại các quốc gia như Haiti, Nam Dương, và Cameroon là dấu hiệu báo động cho những gì có thể sắp xảy ra. Để cải thiện tình trạng này, ông đang triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về an ninh thực phẩm tại Rome, Ý Đại Lợi vào đầu tháng 6.

Chân thành cám ơn Tiến sĩ Diouf cho lời kêu gọi khẩn cấp để hành động vì sự an toàn thực phẩm. Cầu nguyện rằng tất cả các anh chị em chúng ta trên toàn thế giới luôn có đầy đủ dinh dưỡng.
http://www.france24.com/en/20080425-un-agency-chief-warns-food-crisis-civil-war


Những phí tổn ngầm của ngành chăn nuôi gia súc thật hết sức lớn lao.

Liên hiệp Khoa Học gia Quan tâm tường trình chi tiết về nhiều phí tổn ngầm cho người đóng thuế Hoa Kỳ, từ việc nuôi thú lấy thịt, tổng cộng lên đến trên 6 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Các phí tổn này bao gồm 1,16 tỷ Mỹ kim mỗi năm để thải các chất cặn bã, giữa 1,5 – 3 tỷ Mỹ kim về phí tổn y tế công cộng vì sự tiêu thụ quá mức thuốc trụ sinh cho gia súc, và 3,86 tỷ Mỹ kim trong việc trợ cấp ngũ cốc để nuôi gia súc lấy thịt. Các phí tổn khác bao gồm khoảng 26 tỷ Mỹ kim về việc mất giá của đất đai ở gần các trại nuôi thú, và 4,1 triệu Mỹ kim để làm sạch cặn bã ô nhiễm không khí và nước dưới đất.

Xin đa tạ Liên hiệp Khoa Học gia Quan tâm; xin tri ân quý vị đã giúp chúng ta thấy rõ mình có thể tiết kiệm tiền nhiều chừng nào nếu tất cả mọi người chuyển sang ăn chay (thuần chay.) Xin Thượng Đế hướng dẫn trí huệ chúng ta để thực hiện các biện pháp vừa bền vững vừa lợi ích cho kinh tế.

http://www.ucsusa.org/food_and_environment/sustainable_food/cafos-uncovered.html


Các cuộc dấy loạn thực phẩm nổ ra trên toàn cầu do nạn đói từ sự thiếu hụt.


 Bên cạnh gạo, hiện nay, dầu ăn, bột mì, và các thực phẩm chính khác đang cạn kiệt ở các quốc gia trên khắp thế giới. Cựu tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho biết: “Có thể chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của thảm họa đói kém lớn.” Nhiều tháng trước đã chứng kiến các cuộc phản kháng dữ dội ở trên 21 quốc gia đang phát triển vì sự thiếu hụt thực phẩm là hậu quả trực tiếp của sự thay đổi khí hậu. Thời tiết thay đổi đột ngột do nạn hâm nóng toàn cầu cũng làm tình hình tệ hơn, khi nông dân cố gắng đối phó với sự thiệt hại mùa màng hoặc mất mùa do các tình trạng khắc nghiệt như hạn hán hoặc lũ lụt.

Chúng ta nên nghiêm túc lưu ý lời cảnh báo của ông Kofi Annan và những người chuyên cần làm việc để cho chúng ta biết về tình trạng khốc liệt này. Xin thành tâm cầu nguyện cho người bị ảnh hưởng nặng nề nhất mau chóng có thức ăn và bớt đói kém. Mong chúng ta mau chóng thực hiện sự thay đổi cần thiết để làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu vì cuộc sống của những người phụ thuộc vào đó.

http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/L22878839.htm, http://www.straight.com/article-142853/food-crisis-sparks-violence-across-globe, http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/L20698300.htm, http://www.planetark.com/dailynewsstory.cfm/newsid/41369/story.htm