email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 34 MB )

Người dân Hoa Kỳ nhận thấy ăn bớt thịt là rất hợp lý.

Với giá cả thực phẩm leo thang rõ ràng từ năm ngoái, một số cư gia ở Hoa Kỳ đang tìm cách thay thế loại chất đạm đắt tiền từ thịt bằng loại rẻ tiền có nguồn gốc từ thực vật. Giá năng lượng và ngũ cốc cao hơn đã khiến việc chuyên chở và sản xuất thịt càng tốn kém hơn nhiều, điều này không chỉ có nghĩa là giá cả cao hơn, mà còn là lượng khí thải nhà kính lớn hơn.

Giáo sư Al Gini thuộc Trường Đạo đức Kinh doanh:
Khi quý vị xem xét việc này trên đường dài, sẽ thấy là phải tốn nhiều thực phẩm hơn để sản xuất loại thực phẩm mà chúng ta có thể hấp thu chất đạm từ nguồn khác.

Để đánh giá ý thức của công chúng về hậu quả của chế độ ăn thịt, Truyền Hình Vô Thượng Sư làm cuộc thăm dò cộng đồng Đại học Loyola tại thành phố lớn hàng thứ ba Hoa Kỳ là Chicago.

Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư tại Chicago, Hoa Kỳ:
Chúng tôi đang tiếp chuyện với ông Debra Shore, ủy viên hội đồng Khu vực Cải tạo Nguồn nước của Thủ đô Greater Chicago. Xin chào ngài ủy viên.

Debra Shore, nhân viên sở khai thác nước xe điện ngầm:
Xin chào quý vị.

Kỹ nghệ chăn nuôi là yếu tố chính góp phần gây ô nhiễm và tất cả lượng khí thải trong môi trường, ông có ý kiến gì về việc ăn ít thịt hơn?

Debra Shore, nhân viên sở khai thác nước xe điện ngầm: À, đúng là phải tốn một lượng nước rất lớn để sản xuất 1 cân Anh thịt bò và việc này sẽ là một vấn đề. Có nhiều cách ẩm thực mà chúng ta có thể cung cấp đủ lượng đạm cho mình.

Hiện nay, kỹ nghệ thịt được nhiều nơi biết đến là 1 trong các ngành công nghiệp thải nhiều thán khí nhất trên thế giới.

Giáo sư Al Gini:
Việc này rất đúng về mặt sức khỏe, sinh thái và kinh tế cá nhân. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa tim rằng: “Liệu tôi có nên cắt giảm lượng thịt không?” và câu trả lời sẽ là “Nên”! Tôi nghĩ thật sự tất cả những việc này là một phần của ý thức toàn cầu về hậu quả của kỹ nghệ thịt trong thời gian dài, và về lượng thán khí thải.

Summer Roberts, Quan hệ Cộng đồng, Đại học Loyola:
Bây giờ chúng ta đang bắt đầu nhận thấy mình không thể lạm dụng. Và điều này bao gồm lối dinh dưỡng, sản phẩm, quần áo và mọi thứ mình tiêu dùng.

Khi công chúng ý thức hơn về việc sử dụng năng lượng, hàng triệu người đang tìm đến máy tính thán khí thải trên mạng lưới điện toán. Nhiều máy tính này bao gồm cả yếu tố ăn chay (thuần chay).

Alderman Joe Moore:
Đơn giản là tinh cầu không đủ khả năng duy trì lối sống hiện nay ở mức độ này, nên tôi nghĩ giáo dục mọi người về cách ẩm thực lành mạnh hơn, cách ăn ít thịt hơn sẽ không chỉ lợi ích cho họ, lợi ích cho sức khỏe của họ mà còn có lợi ích cho tinh cầu.

Một trong những khởi xướng mà Truyền Hình Vô Thượng Sư cổ động là Ngày không ăn Thịt. Liệu thành phố của ông có quan tâm khuyến khích việc này như là cách giúp cắt giảm?

Alderman Joe Moore:
Ồ, chắc chắn rồi. Chúng tôi đã có danh sách điện thư của hơn 4000 cư dân trong thành phố nhận thư đều đặn từ văn phòng của tôi về thông tin và sự kiện trong cộng đồng. Việc này chắc chắn là điều chúng tôi nhất định muốn ủng hộ.

Chris, Sinh viên, Đại học Loyola, Chicago, Hoa Kỳ:
Chúng ta có thể giúp giảm mức thán khí thải trên tinh cầu nếu chúng ta chuyển xanh và ăn chay.

Người tiêu dùng thông minh khắp nơi đã làm rất tốt khi nghĩ đến việc chuyển sang dinh dưỡng bằng thực vật vì lý do sức khỏe, kinh tế và sinh thái. Rõ ràng là mọi người đều chiến thắng khi chúng ta tạo sự lựa chọn khẳng định, đó là đổi sang ăn chay!

http://www.desmogblog.com/eat-less-meat-to-fight-climate-change-ipcc-chief-says 



Khí hậu thay đổi ảnh hưởng Âu Lạc (Việt Nam)

Với hai trong số vùng châu thổ phì nhiêu ở độ thấp nhưng lớn nhất trên thế giới, và 3.200 cây số bờ biển, địa hình Âu Lạc cũng đối diện hiểm họa lớn lao của nạn hâm nóng hoàn cầu.

Ngân hàng Quốc tế báo động về chứng cớ khoa học cho thấy rằng, ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi có thể gây nên thảm họa. Hậu quả tàn khốc của hâm nóng hoàn cầu như lũ lụt, hạn hán và thời tiết cực đoan cùng với mất mùa đã được cảm nhận trên khắp quốc gia.

Chủ tiệm mì, Âu Lạc (Việt Nam): Có năm nay thời tiết khác, mọi năm chỉ mưa vài ba ngày, năm nay mưa hết tháng hai, thời tiết thất thường. Nhiều nhà lân cận trong khu vực này, rất nhiều người bị thiếu ăn.

Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc, Âu Lạc (Việt Nam): Lạnh suốt hơn một tháng, cây cỏ chịu không được, lúa cũng vậy.

Từ Ấn Độ đến Thái Lan, từ Trung Quốc đến Âu Lạc, địa lục Á Châu đang đối diện với cơn khủng hoảng lớn, khi khí hậu thay đổi ảnh hưởng trầm trọng đến thực phẩm chủ yếu là gạo. Đài Truyền hình Vô Thượng Sư tường trình từ miền Trung Âu Lạc, nói với những người bị ảnh hưởng nặng nhất, là các nông dân.

Nông dân: Mọi lần thu hoạch khoảng 350 ký đến 400 ký trên một sào. Nay thì ít có đám đạt 300 ký trên một sào. Còn nói về vật giá thì leo thang, thí dụ trước đây một kg lúa giá 2.200 đồng. Hôm nay lên giá một ký lúa giá 5.500 đồng.

Xuất cảng gạo dự kiến sẽ bị hạn chế đến tháng 6. Như các quốc Á Châu khác, môi sinh ở Âu Lạc cũng đang bị đe dọa bởi sự phá rừng quá nhanh. Giáo sư Đại học Oxford, Norman Myers, thuyết viên chính tại hội nghị Tuần Lễ Lâm Nghiệp Á Châu-Thái Bình Dương ở Hà nội, tuyên bố rằng việc phá rừng tập thể đại biểu cho điều mà ông gọi là: “sự khủng hoảng kinh hãi.”

Nông dân: Khí hậu ô nhiễm gây ra đủ thứ bệnh, cây cối không phát triển được. Nạn ở đây mấy năm trước là chặt rừng, phá rừng, đốt rừng.

Một yếu tố gây phá rừng là việc gia súc ăn cỏ quá nhiều. Thêm vào đó, chất cặn bã thải từ các trại nuôi heo, nuôi gà, tàn hại sức khỏe của đất đai ven biển và đại dương, ảnh hưởng đến nguồn nước uống. Để bảo vệ sức khỏe, công dân Âu Lạc (Việt Nam) nói rằng ngăn cản tiêu thụ thịt sẽ giúp giảm nhẹ sự hâm nóng toàn cầu.

Chủ tiệm mì:  Rất nhiều thông tin về sự hâm nóng toàn cầu, thành ra bây giờ là cái vấn đề mà mọi người mình dùng thực vật mình nuôi sống mình hàng ngày thì thấy nó tốt hơn là động vật, thì cái nguồn lúa gạo là nguồn chính, mà khi mà cái thời tiết cũng như là cái thiên tai lụt lội nó làm ảnh hưởng đến vấn đề mà sinh hoạt; Tình hình khí hậu thì bây giờ thì mưa thì mưa quá mưa, còn nắng thì nắng quá nắng.

Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc:  Chẳng hạn như bây giờ là, đừng nói chi lắm lúa thất bát nè, thiếu ăn nè. Thứ hai là nạn lũ lụt vô cớ nó không theo mùa. Bây giờ mình bảo vệ môi trường môi sinh; cho nên mình nghĩ là nên ăn chay là hơn.

Chúng tôi cầu nguyện cho dân tộc Âu Lạc (Việt Nam), nhất là những gia đình trong vùng nông nghiệp. Mong sao đất nước yêu kiều của quý vị và tất cả các quốc gia đang đối phó những thách đố của khí hậu thay đổi, được gia trì để nhanh chóng hồi phục sự hòa hợp sinh thái.

http://news.yahoo.com/s/afp/20080327/wl_asia_afp/vietnamenvironmentclimatesea_080327053004
http://www.upiasiaonline.com/Economics/2008/04/16/rice_crisis_and_southeast_asia/1309/
http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS/03/27/asia.food.ap/index.html

Hạn hán ở Tây nam Hoa Kỳ liên hệ hâm nóng hoàn cầu.

Chuyên gia về thay đổi khí hậu, Tiến sĩ Jonathan Overpeck thuộc Đại học Arizona, xác định rằng hạn hán hiện nay có thể gây ra bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Sự kéo dài liên tục của giai đoạn khô khan này là tệ nhất trong vùng trong hơn 100 năm nay, và có thể đem đến tình trạng “bão bụi” như thập niên ‘30, khi nước từ Sông Colorado giảm hơn nữa.

Thưa Tiến sĩ Overpeck, thành thật đa tạ ông đã kêu gọi chúng ta lưu tâm đến hậu quả rộng lớn của khí hậu thay đổi. Cầu mong tất cả chúng ta bảo tồn tài nguyên quý báu như là nước khi làm việc để kiềm chế ảnh hưởng thay đổi khí hậu.

http://canadianpress.google.com/article/ALeqM5g9tnjjwDDLRLocGKcY3npii3dczw


Giảm thiểu phá rừng là then chốt trong việc ổn định khí hậu.

Tuần vừa qua, một giới chức thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) nói trước Thượng viện Hoa Kỳ rằng phá rừng chịu trách nhiệm cho 1/5 số lượng khí thải nhà kính. David Hayes, một giới chức cao cấp của WWF, phát biểu tại buổi họp Thượng viện về Phá rừng Quốc tế và Khí hậu Thay đổi, nói rằng: “Nói tóm lại, chúng ta không thể tiến triển chống lại khí hậu thay đổi, ngoại trừ chúng ta giảm bớt tốc độ phá rừng đáng lo ngại.”

Chúng tôi xin thán phục ông Hayes, cho sự ủng hộ tận tâm của ông để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của thế giới. Vì sự sinh tồn của muôn loài, chúng tôi cầu rằng các khu rừng thế giới được bảo vệ tốt hơn, hầu chúng ta có thể tiếp tục giữ vững đời sống của mình tại đây trên địa cầu này.

http://www.commondreams.org/news2008/0422-07.htm
http://foreign.senate.gov/hearings/2008/hrg080422a.html