email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 40 MB )

Các nhà giáo dục Đại Hàn chú trọng đến chế độ ăn chay (thuần chay) vì sức khỏe của trẻ em.

Hội đồng quốc gia Đại Hàn gần đây đã tuyên bố Ngày Sức khỏe Trẻ em toàn quốc, công nhận quyền lợi cơ bản của trẻ em là được khỏe mạnh, cùng với việc sức khỏe của trẻ em là điều kiện tất yếu cho một xã hội bền vững. Sự kiện Ngày Sức khỏe Trẻ em ở Hán Thành có sự tham dự của nghị sĩ, giáo viên cũng như các lãnh đạo từ Hiệp hội Giáo viên và Nhân viên Giáo dục của Đại Hàn.

Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được mời đến sự kiện này để diễn thuyết về lối sống trường chay (thuần chay) và những tổn hại của việc ăn thịt đối với sức khỏe của trẻ em và môi sinh.

Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Hán Thành, Nam Hàn, sẽ tường trình cảm tưởng của các nhà giáo dục về tầm quan trọng của chế độ ăn dùng thực vật.

Jung Jin Hwa, Giám đốc, Hiệp hội Giáo viên  và Nhân viên Giáo dục Đại Hàn: Quý vị nghĩ gì về dinh dưỡng chay (thuần chay) và lối dinh dưỡng này có ảnh hưởng thế nào đến lãnh vực giáo dục trẻ em và môi sinh?

Giám đốc Công đoàn Giáo viên:
Loài voi rất to lớn, hưu cao cổ cũng vậy. Động vật ăn chay rất hiền hòa, nhưng hiện nay trẻ em Đại Hàn ăn quá nhiều thực phẩm ăn liền và thịt và trở nên nóng tính, kém tập trung và gánh chịu 6 loại bệnh kể cả hội chứng dị ứng. Do đó, nếu chuyển sang trường chay và ăn thực phẩm hữu cơ, con cái chúng ta sẽ điềm tĩnh và có tinh thần hợp tác. Đây là hy vọng của tôi.

Park Kyeong Yong, Giám đốc Hội Nấu Cơm Trường:
Tôi nghĩ nếu chúng ta có thể chế biến loại thực phẩm dùng thay thế thịt và cung cấp cho trường học, nếu có thể chế biến thêm món ăn bổ dưỡng dựa trên thực phẩm chay, đây sẽ là điều được mong muốn nhất.

Các nhà giáo dục không chỉ ý thức về ảnh hưởng của chế độ ăn đối với sức khỏe mà còn với môi sinh.

Yoon Sook Ja, Giám đốc Hội Phụ huynh về Giáo dục Bao quát Đại Hàn:
Tôi thấy lối sống trường chay và mối liên hệ giữa việc ăn thịt và nạn hâm nóng toàn cầu nên được phổ biến đến thêm nhiều người nữa, và trẻ em cũng cần được giáo dục về điều này.

Tiến sĩ Lee Ki Young, Giáo sư Công nghệ sinh học Thực phẩm, Viện trưởng Trường Sư phạm Sau đại học, Đại học Hoseo: Nguyên nhân chính của nạn hâm nóng toàn cầu không chỉ do xe hơi mà còn vì ăn thịt. Chăn nuôi bò thải ra rất nhiều khí mê-tan qua sự nhai lại của chúng. Và vì rừng cây phải bị đốn hạ để nuôi bò, mức độ hấp thu thán khí thải bị giảm sút, nên tinh cầu đang bị đe dọa bởi nạn hâm nóng toàn cầu do việc ăn thịt.

Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nạn hâm nóng toàn cầu?

Tiến sĩ
Lee Ki Young, Giáo sư Công nghệ sinh học Thực phẩm, Viện trưởng Trường Sư phạm Sau đại học, Đại học Hoseo: Điều quan trọng nhất dĩ nhiên là bớt ăn thịt và kế đến là tiết kiệm năng lượng. Việc này cũng rất tốt cho sức khỏe, mà thật ra còn được lợi ích gấp đôi.

Lợi ích của lối sống trường chay (thuần chay) ngày càng được biết đến rộng rãi. Ăn thịt không còn được xem là điều thiết yếu trong xã hội hiện đại, mà đúng hơn là lối sống đang nhanh chóng trở thành một gánh nặng và đang biến mất dần.

Lee, Su Il, Người ăn chay, Giáo viên Lịch sử, cựu giám đốc Hiệp hội Giáo viên và Nhân viên Giáo dục Đại Hàn: Tôi bỏ thói quen ăn thịt khi bỏ hút thuốc lá vào năm 2001. Có một thời chúng tôi gọi hút thuốc lá là “văn hóa hút thuốc.” Thuốc lá giống như một loại ma túy, nhưng chúng tôi gọi là văn hóa thuốc lá, từng là mốt của một thời. Nay thấy điều này biến mất, tôi tin sẽ có ngày “văn hóa ăn thịt,” sớm muộn gì cũng sẽ bị cấm hẳn như việc hút thuốc lá.

Hoan hô các nhà giáo dục ở Nam Hàn và khắp thế giới đã thành thật quan tâm cho tương lai. Mong ngày càng nhiều người mau chóng tìm hiểu về chế độ ăn chay (thuần chay), cách tốt nhất để gìn giữ tinh cầu yêu quý và mọi cư dân.


Tường trình Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh sự quan tâm cho trẻ em khi khí hậu thay đổi.

Với nhiệt độ hoàn cầu đang tăng cao, sự thay đổi khí hậu tiếp tục tạo khó khăn kinh tế qua thời tiết khắt nghiệt như hạn hán và lũ lụt. Tường trình của UNICEF: “Khí hậu của Chúng ta, Con em của Chúng ta, Trách nhiệm của Chúng ta,” nhận định rằng các gia đình kém may mắn sẽ có thể buộc phải cho con họ ra khỏi trường học, nơi mà trẻ em hiện bảo đảm có ít nhất một bữa ăn mỗi ngày, để thay vì giúp với sinh kế gia đình. Giám đốc UNICEF ở Anh, David Bull, nói rằng: “Rõ ràng rằng thất bại giải quyết sự thay đổi khí hậu là thất bại trong việc bảo vệ trẻ em.”

Xin đa tạ UNICEF, đã làm sáng tỏ ảnh hưởng có thể xảy ra do khí hậu thay đối với công dân vô tội nhất thế giới. Chúng tôi cầu cho tất cả mọi người lập tức thay đổi lối sống và bảo toàn tương lai của các trẻ em quý báu.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL2862439920080428?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0

Khí hậu thay đổi có thể khiến gần 1 tỷ người trở thành vô gia cư.

Hôm thứ ba, Viện Nghiên cứu Chính sách Công cộng tổ chức hội nghị ở Luân Đôn về tương lai của hâm nóng toàn cầu đối với nhân loại. Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) báo động khoa học gia và chính trị gia rằng sự tăng cao về nhiệt độ, mực nước biển, và giá cả thực phẩm, cùng với sự giảm sút về nước, hoa lợi mùa màng, và đất trồng trọt có thể mang lại hậu quả thảm khốc. Di tản tập thể tới 1 tỷ người sẽ xảy ra, khi nhà của họ bị chìm dưới nước, hoặc đối với những người không còn có nguồn thực phẩm nữa.

Chúng tôi tri ân UNHCR, cho cảnh cáo của quý vị về ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu. Mong lời của quý vị khiến tất cả hành động cấp tốc.
http://www.independent.co.uk/environment/climate-change/climate-change-could-force-1-billion-from-their-homes-by-2050-817223.html