email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 82 MB )

Các thềm băng ở Nam Cực đang sụp đổ.

Kể từ cuối tháng 2, Thềm BăngWilkins ở Bán đảo Nam cực mà từ bao lâu nay rất ổn định, hiện đang tan rã với tốc độ khiến các khoa học gia giám sát phải kinh ngạc. Các ảnh màu có độ phân giải cao cho thấy quá trình sụp đổ đã được chụp bởi Formosat 2, vệ tinh được điều khiển bởi Tiến sĩ Cheng-Chien Liu, phó giáo sư ở Đại học Quốc gia Cheng Kung, Formosa (Đài Loan).

Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Formosa đã có cơ hội tiếp chuyện với Tiến sĩ Liu.

Tiến sĩ Cheng-Chien Liu, Phó Giáo sư thuộc Đại học Cheng Quốc gia, Formosa:  Mọi người đều biết nhiệt độ đang gia tăng, tinh cầu đang ấm lên. Nhưng hầu như không nhiều người biết rằng tốc độ gia tăng nhiệt độ nhanh nhất là ở Nam Cực, đặc biệt là vùng phía Tây Bán đảo Nam Cực. Khu vực này, Thềm Băng Wilkins, đã gánh chịu tốc độ nhiệt độ gia tăng nhanh nhất, khoảng 0,5 độ cứ mỗi 10 năm. Trong 50 qua, điều này có nghĩa là nhiệt độ đã tăng lên 2,5 độ. Đó là vì sao thềm băng đá ở khu vực này cứ lần lượt đỗ vỡ. Chúng ta đã thấy nhiều thềm băng đá tan rã trong vài năm qua. Nên tôi phải nói rằng nhiệt độ gia tăng và nạn hâm nóng toàn cầu là nguyên do chính gây ra sự kiện này.

Toán Nghiên cứu Nam cực Anh quốc đang quan sát các thềm băng Nam Cực cho biết Thềm Wilkins là nơi lớn nhất so với 6 thềm băng đá khác của lục địa đã sụp xuống trong nhiều thập niên qua.

Tiến sĩ Cheng-Chien Liu: Tôi nghĩ việc tan rã của Thềm Băng đá Wilkins cho chúng ta một bài học tốt. Đây không chỉ là khoa học giả tưởng, hay phim ảnh, lý thuyết do các khoa học gia đưa ra mà là điều đang xảy ra ngay lúc này. Nếu chúng ta không làm gì ngay bây giờ, tình hình có thể ngày càng tệ hơn. Chúng ta có thể hợp tác để giúp Địa Cầu duy nhất.

Vô cùng cảm kích Tiến sĩ Cheng-Chien Liu cho sự hiểu biết sâu sắc và thông điệp của ông, điều mà nhiều khoa học gia và chuyên gia đã lặp lại. Cầu nguyện mọi người dân trên toàn cầu hành động mau lẹ để cứu vãn tinh cầu.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/environment/article3621685.ece , http://www.antarctica.ac.uk/press/press_releases/press_release.php?id=376

Ý Đại Lợi triệu hồi pho mát mozzarella bị hư.

Bộ Y tế Ý vừa triệu hồi pho mát bò mozzarella được sản xuất tại 25 hãng khác nhau ở vùng Campania sau khi phát hiện chúng bị nhiễm dioxin, chất gây ung thư nguy hiểm. Ủy ban Âu châu sẽ giám sát việc sản xuất pho mát mozzarella ở Campania nhằm bảo đảm không có pho mát bị nhiễm dioxin đi vào nguồn cung cấp thực phẩm.

Cám ơn Bộ Y tế Ý đã bảo vệ cuộc sống người dân thông qua đợt triệu hồi này. Xin Thiên Đàng gia trì để tất cả áp dụng chế độ ăn dựa trên thực vật vì sức khỏe, vì các bạn thú, và môi sinh.

www.iht.com/articles/2008/03/28/europe/cheese.php

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết công nhận ảnh hưởng thay đổi khí hậu lên nhân quyền.

Maldives đã giới thiệu nghị quyết trên, lưu ý rằng người nghèo trên toàn cầu thường bị nguy hiểm nhất do hậu quả của việc làm khí hậu mất ổn định. Nghị quyết trên đã được thông qua bởi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và công nhận khu vực bị đe dọa trực tiếp nhất do nạn hâm nóng toàn cầu là các vùng duyên hải hoặc quốc đảo thấp như Maldives, quốc gia có vùng đất khô cằn lớn hoặc vùng bán khô cằn, và hệ sinh thái rừng núi mong manh. Xin cảm kích sự công nhận chính thức về ảnh hưởng đến con người do nạn hâm nóng toàn cầu, thưa Liên Hiệp Quốc. Mong mọi quốc gia nhận ra sự cấp bách để bảo vệ tinh cầu và làm mọi việc có thể để giảm nhẹ thay đổi khí hậu và cứu mạng sống.

http://newsinfo.inquirer.net/breakingnews/world/view/20080328-127056/Climatechange-now-a-UN-human-rights-issue


Báo cáo mới cho thấy miền Tây Hoa Kỳ đang nóng lên gấp đôi mức trung bình trên toàn cầu. 

“Nóng và khô hơn: Thay đổi khí hậu ở miền Tây” là tựa đề của báo cáo mới phát hành gần đây bởi Tổ chức Khí hậu Núi Đá, có trụ sở tại Boulder, Colorado, Hoa Kỳ. Hậu quả của chiều hướng ấm lên này bao gồm nhiều trận cháy rừng thường xuyên, cây cối chết ồ ạt do côn trùng phá hoại, sông băng tan chảy ở Montana và nạn thiếu nước nghiêm trọng ở nhiều tiểu bang. Stephen Saunders, chủ tịch Tổ chức Khí hậu Núi Đá, cho biết: “Sự việc đã bắt đầu. Chúng ta đang chứng kiến các hậu quả, và các khoa học gia đang cho biết là sự việc sẽ tệ hơn một cách rõ rệt.” Cám ơn các khoa học gia Hoa Kỳ kính mến đã giải thích điều không thể chối cãi về hậu quả trực tiếp của nạn hâm nóng toàn cầu. Cầu nguyện cho các lãnh đạo quốc gia lưu ý và nhanh chong áp dụng lối sống bền vững nhằm bảo tồn hệ sinh thái mong manh và sự sống được nâng đỡ.

http://www.signonsandiego.com/news/state/20080327-0935-wst-warmingwest.html