email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thêm nhiều chứng cớ là Hỏa Tinh từng có nước.
Các khoa học gia tại Ban Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) tuyên bố hôm thứ năm, ngày 1 tháng chín rằng viên đá đầu tiên được khảo sát bởi xe chạy không người lái tên là Cơ Hội trên Hỏa Tinh, chứa mức độ cao không ngờ của yếu tố kẽm và bromine, mà trên Địa Cầu cho rằng đá này được tạo ra bởi một quá trình bao gồm nhiệt lượng và nước.

Ngày hôm sau, các nghiên cứu gia tuyên bố rằng vệ tinh Tốc Hành của Cơ quan Không gian Âu Châu trên quỹ đạo Hỏa Tinh khám phá dấu hiệu nước mà một thời đầy ngập một miệng núi lửa rộng 65 cây số trên mặt đất của Hỏa Tinh được biết tên là Eberswalde. Hình ảnh vệ tinh tiết lộ những dòng suối nơi đem nước đi vào trong hồ cũng như sự hiện diện của lưu vực mà nước được tin là đã làm lắng đọng cát sỏi trong một hình dạng cánh quạt.

Chúng tôi xin tri ân chuyên gia không gian quốc tế, cho những thoáng nhìn vào lịch sử của hành tinh láng giềng của chúng ta. Mong chúng ta được lợi ích từ những hiểu biết như vậy bằng cách hành động mau lẹ và bảo tồn căn nhà Địa Cầu ban sự sống của chúng ta.

Trong hội thảo truyền hình vào tháng tám, 2009 với nhân viên của Truyền hình Vô Thượng Sư tại California, Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về sự tương tự giữa quá khứ của Hỏa Tinh và Địa Cầu như lời nhắc nhở cho nhân loại nên làm những quản gia hiền từ hơn của Địa Cầu mỏng manh này.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Những hành tinh láng giềng như Kim Tinh, Hỏa Tinh, có phong cảnh tương tự. Một số tuyệt đẹp nổi bật hơn, mỹ miều hơn.

Nơi đó có lần đã là một hành tinh xinh đẹp và bây giờ không còn nữa. Không còn sự sống trên đó, không có sự sống như chúng ta biết. Thật đáng tiếc. Chỉ trong vòng vài tuần, toàn hành tinh bị hủy diệt.

Phải, bị hủy diệt vì khí độc từ súc vật chăn nuôi. Dĩ nhiên, nó kích thích những khí độc khác từ đại dương, từ đại dương bị hâm nóng như quý vị biết. Tương tự như vấn đề của Địa Cầu chúng ta hiện giờ. Việc đó xảy ra quá nhanh cho họ. Và họ thật sự không có thời gian. Họ không thật sự quan tâm về lối ăn chay này. Họ không thật sự đi vào bất cứ chiều hướng tâm linh nào.

Lúc trước, tôi nói nếu chúng ta có 2 phần 3 dân số Địa Cầu ăn chay, thì chúng ta cũng có thể cứu vãn Địa Cầu, nhưng bây giờ quá muộn. Bây giờ chúng ta cần toàn thể dân số Địa Cầu phải từ bi. Thuần chay là tốt nhất.


http://www.nytimes.com/2011/09/02/science/space/02mars.html?_r=1
http://www.msnbc.msn.com/id/44380509/ns/technology_and_science-space/#.TmHjQY5M_fI

Tin Bổ Sung
Trong khi nhận được 79% điện lực từ năng lượng sạch, Tân Tây Lan vào ngày 3 tháng chín, 2011, chấp thuận sự xây cất một trại lớn dùng lực gió gần Wellington và Auckland, sẽ giúp quốc gia tiến gần hơn đến 90% mục tiêu năng lượng bền vững vào năm 2025.

http://cleantechnica.com/2011/09/03/two-wind-farms-get-nz-closer-to-90-green/
http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=two-wind-farms-get-nz-closer-to-90-2011-09

Báo Times của Ấn Độ tường trình vào 4 tháng chín, 2011 rằng Chủ tịch Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu LHQ (IPCC) Tiến sĩ Rajendra K. Pachauri gia nhập với Tổng Trưởng Tarun Kumar Gogoi thuộc tiểu bang Assam của Ấn Độ kêu gọi sự cấm dùng bao ni lông thay vì dùng bao sợi đai thân sinh thái, như một phần của vận động bền vững lớn hơn, khích lệ ý thức và hành động hợp sinh thái hơn, nhất là giữa các giới trẻ.

http://timesofindia.indiatimes.com/city/guwahati/Pachauri-CM-for-ban-on-plastic/articleshow/9859495.cms