email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Cá nhỏ cũng có nguy cơ bị tiêu diệt.
Trong tường trình về 2 nghiên cứu gần đây, ấn bản khoa học môi trường có trụ sở ở Hoa Kỳ Mongabay mô tả rằng hoạt động của con người đang đặt sự sinh tồn của loài cá hải dương nhỏ hơn như cá trống, cá mòi, cá thu và cá trích trong tình trạng nguy ngập. Nghiên cứu đầu tiên, được chỉ đạo bởi khoa học gia Úc, phát hiện rằng thậm chí các hoạt động được gọi là thực tập đánh cá bền vững thật sự đang đẩy nhiều chủng loại đến bờ diệt chủng.

Họ cũng ghi nhận rằng cá nhỏ hơn hiện bao gồm khoảng 30% số cá bắt được để cho con người tiêu thụ hoặc để dùng cho ngành chăn nuôi và nuôi cá nông nghiệp. Nghiên cứu thứ hai, được chỉ đạo bởi khoa học gia Hoa Kỳ, cho thấy rằng mặc dù có sức kiên trì hơn, cá nhỏ dễ gặp nguy hiểm như các đối tác lớn hơn của chúng đối với sự sụt giảm dân số, với tác động nghiêm trọng đối với hệ sinh thái hải dương trong cùng lúc.

Đồng tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Malin Pinsky của Đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ, nói, “Bài học quan trọng là mọi loài cá có thể bị tiêu diệt một khi con người quyết định ăn hoặc sử dụng họ, từ cá mòi đến cá kiếm. Có câu cách ngôn, ‘Đừng bận tâm chuyện nhỏ,’ nhưng đối với ngư nghiệp, chúng ta phải chăm sóc cho những con nhỏ.”

Chúng tôi xin tri ân các hiểu biết này của khoa học gia quốc tế, đang cảnh báo chúng ta về sự đe dọa gây ra bởi việc tiêu thụ cá nhỏ của con người. Mong tất cả chúng ta nên mau thực hành bảo tồn đời sống để bảo vệ loài này và mọi đồng cư trên Địa Cầu.

Trong hội thảo trực tuyến tháng 4, 2011 ở Mông Cổ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thảo luận về vai trò quan trọng của muôn loài, bao gồm cá.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hàng ngàn loài động vật lộng lẫy trên thế giới này, trên Địa Cầu ở đây, không phải để bị tiêu thụ, không phải để bị ăn, mà để cung cấp cho chúng ta và Địa Cầu một tình thương vô điều kiện, ổn định, sự gia trì và sự giúp đỡ tiến hóa.

Là một phần tình thương này, họ cũng duy trì sự quân bình mỏng manh của tất cả hệ sinh thái trên đất liền và dưới biển, và trong không khí nữa. và trong không khí nữa.

Nên thậm chí cây nhỏ nhất hoặc mảnh san hô bé tí cũng ảnh hưởng đời sống của mọi loài trên Địa Cầu này, như cá mòi nhỏ chúng ta không nên lấy ra khỏi đại dương, bởi vì con cá nhỏ này phục vụ vai trò quan trọng trong việc duy trì dưỡng khí và tránh những điều kiện gây ra vùng chết.

Mỗi một loài trên Địa Cầu này đều có một công việc cao cả để làm. Vậy nếu chúng ta giết bất cứ chúng sinh nào, đó là đang giết một phần của mình, mau hay chậm.

Thú vật ở đây để sống nốt quãng đời tự nhiên của họ trong tự do và phẩm giá và hòa bình, giống như cách chúng ta muốn.

Họ ở đây cho chúng ta thương yêu, tôn trọng, và được thương.


Tin Bổ Sung
Họp vào ngày 3 tháng 11, 2011, Liên hiệp 42 thành viên của Quốc gia Đảo Nhỏ kêu gọi ký kết một số điều mới quốc tế về khí hậu trước khi nghị định Kyoto hết hạn năm 2012 và một bảng thời biểu để được đồng ý tại hội thảo khí hậu ở Durban, Nam Phi, khi các đảo quốc đang đối diện với tác động nghiêm trọng hơn của biến đổi khí hậu.

http://www.trust.org/alertnet/news/vulnerable-islands-urge-climate-deal-before-end-2012/
http://www.reuters.com/article/2011/11/03/us-climate-aosis-idUSTRE7A23WR20111103

Một tường trình ngày 3 tháng 11, 2011 bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói rằng số lượng thải ra toàn cầu của khí thải nhà kính gia tăng với số lượng lớn hơn bao giờ hết vào năm 2010, khi các loại khí cũng tăng mức nghiêm trọng hơn so với tình cảnh tệ hại nhất dự kiến cách đây 4 năm bởi chuyên gia khí hậu LHQ.

http://www.physorg.com/news/2011-11-biggest-global-gases.html
http://www.guardian.co.uk/environment/2009/nov/17/global-temperature-rise
http://theenergycollective.com/tyhamilton/68503/global-co2-emissions-take-monster-jump-2010-due-largely-increases-china-us