email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Tường trình của LHQ cảnh báo tác động tệ hại hơn của biến đổi khí hậu.
Đạt tột đỉnh sau vài năm nghiên cứu, một tài liệu mới đã được phát hành bởi Hội thẩm Liên Chính Phủ Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Với các kết luận liên kết thời tiết khắc nghiệt với biến đổi khí hậu, phiên bản cuối cùng phát hành đồng thời với Hội thảo Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP17 đã được khởi xướng vào thứ hai, 28 tháng 11 ở Durban, Nam Phi.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri – Chủ tịch IPCC; người ăn chay: Cách đây chỉ vài ngày, chúng tôi đưa ra một tường trình đặc biệt, chủ yếu liên quan với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Và chúng tôi nêu ra một số phát hiện rất sâu sắc. Một trong đó là sự thay đổi trong khí hậu dẫn đến thời tiết khắc nghiệt và sự nghiêm trọng và tầng suất gia tăng trong các sự kiện thời tiết.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Phân tích bao quát này được cung cấp trong “Tường trình Đặc biệt về Quản lý Nguy cơ của Sự kiện Thiên tai Khắc nghiệt để Thích nghi Hơn với Biến đổi Khí hậu” không chỉ xác nhận tác hại của hâm nóng toàn cầu được quan sát bởi khoa học gia đồng sự trong những năm gần đây, tường trình tiếp tục nói rằng quyết định ngăn chận cần thiết để tránh điều kiện tệ hại hơn xảy ra. Thí dụ, khi dự đoán các tình huống khí thải dựa trên hành động của nhân loại để ngăn biến đổi khí hậu, hành động can thiệp ít nhất sẽ dẫn đến số ngày nóng nực gia tăng với hệ số 10 ở đa phần các vùng trên hoàn cầu.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri:
Nếu không làm gì cả, thì vào cuối thế kỷ này, các sóng nhiệt đó đã từng xảy ra trong 20 năm hiện sẽ xảy ra mỗi 2 năm 1 lần. Và tôi không muốn nhắc quý vị về sự kiện xảy ra năm 2003. Khi có một trận sóng nhiệt nghiêm trọng ở Âu châu, hơn 40.000 người bị chết.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Khi trích dẫn tác động của các sự kiện tai họa trong quá khứ và hiện tại, tường trình cũng ghi nhận rằng phí tổn đời sống và sinh kế của con người đã trở nên tốn kém hơn. Miền Nam Âu châu, Tây Phi và thậm chí Hoa Kỳ đang đối diện với hạn hán lâu dài và tệ hại hơn, với Hoa Kỳ đang trải qua một trong những năm tệ hại nhất, năm 2011, khi nói về tai họa thời tiết, bao gồm hỏa hoạn to lớn ở Texas tiếp sau hạn hán kéo dài, cũng như bão tuyết dữ dội tháng 10 ở Đông Duyên Hải.

Trong khi đó, lũ lụt chưa từng thấy ở Á châu đã xảy ra ở những nơi như miền bắc Thái Lan, giết khoảng 600 người, trong khi tỉnh Sindh của Pakistan bị ngập lụt một lần nữa khi cư dân vẫn còn đang phục hồi sau các trận lũ lụt năm 2010 để lại 6 triệu người vô gia cư.

Với 95% tử vong là kết quả từ các thiên tai như thế trong các quốc gia đang phát triển, IPCC kêu gọi tăng cường các biện pháp để thích ứng, trong khi nhấn mạnh về nhu cầu cắt giảm khí thải nhà kính để tránh tai họa xảy ra thêm.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri: Tôi nghĩ thế giới phải nhận ra sự cần cấp phải làm, bởi vì nếu chúng ta trì hoãn, thì rõ ràng là chúng ta đang tạo thêm nhiều chi phí. Toàn cầu chúng ta phải ngăn chận khí thải nhà kính, bởi vì chỉ riêng việc thích nghi sẽ không đủ và chúng ta sẽ không có khả năng để đối phó với các tác động này trong tương lai.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân Tiến sĩ Pachauri, Hội thẩm Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu và mọi khoa học gia liên hệ, cho hiểu biết và dự kiến sâu sắc hơn về ảnh hưởng gia tăng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Mong các nhà lãnh đạo hành động ngay để theo các giải pháp làm mát địa cầu hầu bảo vệ mọi đời sống trên Địa Cầu.

Trong hội thảo trực tuyến tháng giêng, 2009 ở Mông Cổ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về cách tốt nhất để nhanh chóng ngăn chận biến đổi khí hậu và tác động nguy hiểm của nó.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải, trước nhất và điều quan trọng nhất, chúng ta phải ngưng hâm nóng toàn cầu bằng cách chọn một lối ăn bền vững, đó là thuần chay.

Điều này hầu như sẽ lập tức ổn định địa cầu, thời tiết, và rồi chúng ta có thể suy nghĩ về cách thích nghi với những thay đổi. Tôi hy vọng chúng ta không cần thích nghi, bằng không, có thể quá muộn nếu chúng ta không giải quyết vấn đề này tại gốc rễ ngay bây giờ, thì sẽ không còn địa cầu để thậm chí thích nghi.

Đó là một chuyện đáng buồn và rất khẩn cấp. Cho nên, để trung hòa những ảnh hưởng gây ra bởi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn bao giờ, chúng ta phải ngừng chăn nuôi súc vật để giết làm thực phẩm. Chúng ta phải theo lối sống thuần chay, không động vật, không tàn ác với thú vật dựa theo giáo lý nhà Phật, và dựa theo bằng chứng khoa học nói rằng đây là cách tốt nhất cho chúng ta ngưng hâm nóng toàn cầu, và là cách nhanh nhất, hữu hiệu nhất, và lâu bền nhất.

http://www.nytimes.com/2011/11/19/science/earth/UN-panel-finds-climate-change-behind-some-extreme-weather-events.html?_r=1
http://www.upi.com/Science_News/2011/11/18/Climate-conference-warns-of-extremes/UPI-61611321639176/
http://www.scotsman.com/news/environment/more_violent_weather_lies_ahead_say_scientists_1_1974720
http://www.ipcc.ch/news_and_events/docs/srex/SREX_slide_deck.pdf

Tin Bổ Sung 
Xảy ra đồng thời với hội thảo biến đổi khí hậu được khởi xướng ở Nam Phi vào 28 tháng 11, 2011, trưởng điều đình viên cho Liên hiệp Quốc gia Đảo Nhỏ (AOSIS) Selwin Hart kêu gọi cho hành động quyết liệt, khi nói có thể quá trễ cho các đảo nhỏ, có thể bị chìm ngập bởi mực nước biển dâng cao, nếu một thỏa hiệp quốc tế bị trì hoãn.

http://www.trust.org/alertnet/news/small-island-states-may-disappear-if-no-climate-deal/

http://www.mnn.com/earth-matters/wilderness-resources/stories/small-island-states-may-disappear-if-climate-agreement-is 

Khi nhiệt độ trong thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ vượt mức cao kỷ lục 70 độ F (21 độ C) vào 27 tháng 11, 2011, khoa học gia cảnh báo về tai hại ngầm rộng lớn hơn  của sự hâm nóng như thế, dựa trên một tường trình gần đây từ Tổ chức Khí tượng học Thế giới LHQ, trong đó nói rằng 13 năm trong những năm nóng nhất được ghi nhận đã xảy ra trong vòng 15 năm qua.

http://www.physorg.com/news/2011-11-world-temps-global.html
http://www.france24.com/en/20111129-past-decade-ties-worlds-hottest-un-agency