email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Sự thải khí mê-tan chết người không tiền khoáng hậu ở Bắc Cực.
Trong nghiên cứu rộng lớn gồm 10.000 dặm vuông dưới lòng đáy biển gần thềm băng Đông Bắc Cực Siberia, các nghiên cứu gia từ Hàn lâm viện Khoa học Nga đo lường số lượng và kích thước của các chùm khói hay vòi phun của khí mê-tan sủi bọt lên trên mặt từ lòng đáy biển.

Trước sự ngạc nhiên, họ khám phá hơn 100 chùm khói với một số có kích thước vượt trên 1 cây số đường kính, cho thấy sự gia tăng khổng lồ so với những lần viếng vào một thập niên trước đây khi chúng chỉ kém hơn 100 thước đường kính.

Các khoa học gia cũng đã bày tỏ lòng quan tâm cho hàng trăm triệu tấn mê-tan đang bị giam giữ trong các thềm băng đông lạnh dưới Bắc Cực, có thể gây hâm nóng toàn cầu cực nhanh một khi số lượng nào đó của mê-tan bị tan chảy và thải vào không khí.

Tác giả dẫn đầu Tiến sĩ Igor Semiletov của nhánh Viễn đông thuộc Hàn lâm viện Khoa học Nga nói rằng ông chưa bao giờ chứng kiến mê-tan thải ra với mức độ như vậy hoặc với cường độ như thế trước đây, nói rằng khí được đo lường này không chỉ trực tiếp thải vào không khí, mà còn làm như vậy với cường độ gấp 100 lần cao hơn bình thường.

Để tri ân cho việc làm của Tiến sĩ Semiltov chúng tôi cũng quan tâm sâu xa cho các khám phá này. Mong chúng ta cùng nhau nỗ lực mau lẹ để hồi phục sự cân bằng cho Địa Cầu qua các lối sống nhân đạo và bền vững.

Vào tháng 12, 2010, trong buổi họp báo ở Cancún, Mễ Tây Cơ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đề cập về sự thải khí mê-tan nguy hiểm từ Bắc Cực như một phần của lý do tại sao giải pháp nhanh hơn là cần thiết để ngưng nhiệt độ tăng cao.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Khí mê-tan độc hại, một thời đông lạnh bên dưới mặt đất, đã trở thành một quả bom nổ chậm do nhiệt độ tăng cao ở Bắc Cực và hiện giờ sẵn sàng khơi dậy biến đổi khí hậu không thể kềm chế.

Chúng ta đang sống trong một viễn cảnh tệ nhất và các khoa học gia đang kêu gào chúng ta hãy đạp thắng khẩn cấp, bây giờ, và thật mạnh. Khoa học gia bây giờ nói chúng ta phải nắm lấy lợi điểm của những khí thải sống ngắn hạn hơn như là mê-tan, là khí làm nóng bầu khí quyển 100 lần nhiều hơn thán khí nhưng tan biến mau, trong 9 hay 12 năm, và than đen (hay bồ hóng), tạo ra tiềm năng hâm nóng 4.470 lần##nhiều hơn thán khí, nhưng biến mất trong vài tuần.

Cho nên đó là cái thắng khẩn cấp chúng ta cần, và nơi để bắt đầu là kỹ nghệ chăn nuôi. Nhưng kỹ nghệ chăn nuôi, nuôi thú để lấy thịt, mang lại nguồn mê-tan lớn nhất do con người tạo ra.

Đó cũng là một nguồn than đen hay bồ hóng rất lớn, và chiếm ít nhất 51% tất cả khí thải nhà kính làm nóng Địa Cầu. Cho nên nếu chúng ta ngừng kỹ nghệ chăn nuôi, thì chúng ta sẽ ngưng hâm nóng toàn cầu − nhanh và đơn giản.

http://www.belfasttelegraph.co.uk/news/environment/arctic-ice-retreat-frees-deadly-methane-gas-16090240.html
http://www.nzherald.co.nz/world/news/article.cfm?c_id=2&objectid=10773020

Tin Bổ Sung 
Tường trình đăng vào ngày 14 tháng 12, 2011 tiết lộ rằng mực nước trên sông Danube ở Âu Châu tiếp tục giảm thiểu vì hạn hán dai dẳng tại miền nam và đông của lục địa này, gây trở ngại cho giao thông và tác động đến việc phát điện từ thủy lực.

http://online.wsj.com/article/SB10001424052970204026804577100302969404354.html?mod=googlenews_wsj
http://www.bloomberg.com/news/2011-12-14/europe-s-clogged-arteries-drive-up-costs-and-uncover-old-bombs.html
http://www.agi.it/english-version/world/elenco-notizie/201112161458-cro-ren1051-alarm_over_dry_danube_barges_stuck_turbines_slow