Các chuyên gia thủy học lo lắng về hậu quả xã hội của sự thay đổi khí hậu. - 27 tháng 6, 2008  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Mức độ thường xuyên và nghiêm trọng của bão tố và lụt lội ở nhiều nơi do khí hậu thay đổi cũng đã ảnh hưởng đến việc phân phối nước trên thế giới, hoặc thủy học trên Địa Cầu. Khoa học gia hiện e ngại rằng tình trạng khan hiếm nước ở các quốc gia khô hơn sẽ trầm trọng hơn, dẫn đến sự xung đột nhiên liệu. Việc này đã bắt đầu ở một số vùng. Hai khoa học gia môi sinh người Na Uy giải thích như sau:

Tiến sĩ
Ånund Killingtveit, Đại học Khoa học và Kỹ thuật, Na Uy: Thủy học là một điều quan trọng vì nhiều nơi hiện có rất ít nước, nhất là Lưu vực sông Nile. Có rất nhiều xung đột mà có lẽ quý vị đã biết ở Lưu vực sông Nile. Có một sự cạnh tranh ở đó.

Tiến sĩ
Knut H. Alfsen, Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Môi sinh Quốc tế, Na Uy: Chúng ta đang phân phối lại nguồn nước trên thế giới. Sông băng tan chảy sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước của hàng tỷ, hàng tỷ người và họ phải di chuyển vì không thể sống nơi không có nước. Cho nên, chúng ta đang tạo ra hoặc đang sắp đặt một cuộc xung đột xã hội trên quy mô lớn. Điều này đe dọa rất nhiều đối với sự bền vững trên tinh cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài ra, còn có hàng triệu người bị di tản vì môi sinh, với con số đã tăng tới mức chưa từng thấy là 37 triệu người hồi năm ngoái, theo lời của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Tiến sĩ Killingtveit và Alfsen sẽ nói về sự cấp bách hành động trước khi có thêm nhiều xã hội và quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi.

Tiến sĩ Ånund Killingtveit:
Chúng ta phải bớt đi xe, bớt sử dụng than đá.

Tiến sĩ Knut H. Alfsen:
Dùng nguồn tài nguyên ở địa phương, cố giảm thiểu việc chuyên chở, cố mua hàng hóa được sản xuất và trồng tại địa phương.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Cám ơn nghiên cứu về thủy học của các khoa học gia như Tiến sĩ Killingtveit và Tiến sĩ Alfsen của Na Uy. Mong nguồn nước thiết yếu được bảo tồn và chu trình cung cấp nước được ổn định để người dân trên thế giới có thể sinh sống khỏe mạnh, an toàn và hòa bình.