Climate Change Conference with Supreme Master Ching Hai
 
"Sức Khỏe Trẻ Em & Địa Cầu Bền Vững" Hội thảo quốc tế tại Jeju (1/8) Đảo Jeju, Nam Hàn 21.09, 2009    Phần 4
Phần 1 ( 119 MB )
Phần 2 ( 108 MB )
Phần 3 ( 108 MB )
Phần 4 ( 127 MB )
Phần 5 ( 122 MB )
Phần 6 ( 139 MB )
Phần 7 ( 96 MB )
Phần 8 ( 100 MB )


Đảo Jeju, hải đảo lớn nhất tại Nam Hàn, được ân sủng với vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục - không khí sạch, nước sạch, biển tinh khiết, và núi lửa gồm nhiều kích cỡ làm đẹp thêm phong cảnh.

Một số đặc tính rõ rệt của Jeju đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO, gồm vùng Di tích Thiên nhiên Núi Halla, đá hình nón từ tro núi lửa Sungsan Ilchulbong và hệ thống hang động dung nham Geomunoreum.

Ngoài ra, do vẻ đẹp và giá trị sinh học, Núi Halla đã được bảo vệ như Khu Bảo tồn Sinh quyển của UNESCO từ năm 2002 và có 360 núi lửa nhỏ, hệ thống hang dung nham.

Đảo Jeju nổi tiếng không những về di sản thiên nhiên, mà còn về những nỗ lực bảo vệ chúng. Thực tế, trái tim của người dân trên Đảo Jeju rung động như một với hòn đảo.

Họ đặt điều này làm ưu tiên và cam kết bảo tồn môi trường thiên nhiên như một di sản vô giá cho các thế hệ tương lai: Chúng tôi sẽ sống với thiên nhiên là làm trọn khả năng để bảo tồn môi trường tuyệt đẹp này.

Chúng tôi sẽ áp dụng phương thức tiêu thụ “xanh” theo mô hình sống sáng suốt từ tổ tiên của chúng tôi. Chúng tôi sẽ chăm sóc tốt di sản văn hóa và đời sống cộng đồng của mình. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế thuận với môi trường cho sự phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ tích cực tham gia những nỗ lực toàn thế giới hỗ trợ môi trường và hòa bình thế giới.

Vì vậy, ngày 21 tháng 9 năm 2009, 49 tổ chức phi chính phủ (NGO) trên Đảo Jeju đã phối hợp tổ chức “Hội Thảo Quốc Tế tại Jeju: Sức Khỏe Trẻ Em & Địa Cầu Bền Vững” để thảo luận về hai chủ đề quan trọng nhất qua nhiều lĩnh vực xã hội: sức khỏe trẻ em và khí hậu thay đổi. Hội thảo đặc sắc chú tâm vào lối ăn thuần chay hữu cơ như giải đáp cho cả hai việc làm nguội địa cầu lẫn cải thiện dinh dưỡng của trẻ em.

Cuộc hội thảo có sự tham dự của các viên chức cao chính phủ gồm có Thống đốc Jeju Kim Tae-Hwan, ông Yang Seong-Eon, Giám thị của Sở Giáo dục Tự trị Đặc biệt Jeju, và các chuyên gia môi sinh đặc biệt như là Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch Hội đồng Liên chính phủ về Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, và ông Joop Oude Lohuis, Giám đốc Đơn vị Khí hậu và Bền vững Toàn cầu tại Cơ quan Thẩm định Môi sinh Hòa Lan.

Cũng chia sẻ kiến thức của họ là các nhà lãnh đạo y khoa gồm có Bác sĩ Michael Greger, Giám đốc Y tế Công cộng và Nông nghiệp Chăn nuôi tại Hiệp hội Nhân đạo tại Hoa Kỳ; y sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng, Bác sĩ Joel Fuhrman; Bác sĩ Neal Barnard, chủ tịch thành lập Ủy ban Y Sĩ có Trách Nhiệm Y Khoa, Bác sĩ John McDougall, nhà sáng lập và giám đốc y khoa của Chương trình McDougall nổi tiếng toàn quốc; và Bác sĩ Hwang Seong-Soo, y sĩ giải phẫu thần kinh Đại Hàn nổi tiếng thuộc Trung tâm Y tế Daegu.

Nhiều thành viên trong giới truyền thông cũng tham gia vào hội thảo này, bao gồm những kênh truyền hình tin MBC, KBS, CBS; đài phát thanh Arirang; nhật báo Hankook Ilbo Hankyoreh, báo Yonhap, Jeju Ilbo; và tin mạng lưới Truyền thông Jeju và Jeju Sori.

Từ bi tiếp nhận lời thỉnh mời để tham dự qua hội nghị truyền hình như vị khách danh dự của buổi hội thảo là Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Lời chào từ Tiến sĩ Rajendra K. Pachauri, Chủ tịch của Ủy ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi đoạt Giải Nobel Hòa bình.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cổ vũ của tôi cho chương trình thuần chay hữu cơ một ngày một tuần. Tôi nghĩ bất cứ gì chúng ta có thể làm để hướng về thiên nhiên và gần với thiên nhiên hơn sẽ vô cùng lợi ích cho xã hội loài người. Tôi rất quan tâm về sự thiếu sót hành động và thực tế, sự thiếu mẫn cảm đối với vấn đề khí hậu thay đổi. Chúng ta biết nếu không hành động đủ sớm và đầy đủ thích đáng, chúng ta sẽ thấy một số ảnh hưởng rất tai hại của khí hậu thay đổi trên khắp thế giới. Không may, một số sự kiện này sẽ xảy ra ở những vùng nghèo nhất, dễ bị ảnh hưởng nhất và cho những cộng đồng dễ bị thiệt thòi nhất trên địa cầu. Và, do đó, tôi nghĩ chúng ta có một lý do đạo đức và luân thường để hành động về việc cắt giảm khí thải khí nhà kính.

Giờ, một lãnh vực đặc biệt chúng ta có thể tạo một khác biệt khi nói về những thay đổi trong lối sống. Dĩ nhiên, câu hỏi có thể là: “Những thay đổi gì trong lối sống?” Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm trong đời sống hàng ngày, bao gồm việc sử dụng năng lượng trong nhà, phương tiện di chuyển và nhiều sinh hoạt khác nhau càng hữu hiệu càng tốt. Nhưng một lãnh vực đặc biệt mà tôi nghĩ có những lợi ích khổng lồ liên quan đến sự cắt giảm tiêu thụ thịt. Cá nhân tôi tin rằng cả con người lẫn địa cầu sẽ được lành mạnh hơn nhiều nếu chúng ta cắt giảm tiêu thụ thịt, và đặc biệt, tôi đề nghị rằng loài người nên dần dần loại bỏ việc ăn thịt đỏ, bởi vì điều đó rõ ràng có lượng khí thải khí nhà kính lớn nhất liên kết với toàn thể chu trình sản xuất và tiêu thụ thịt đỏ.

Cho nên, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải thay đổi lối dinh dưỡng của mình sang cắt giảm sự tiêu thụ thịt, nhất là thịt đỏ. Rất nhiều người hỏi tôi về việc làm sao con cái họ và bản thân họ có đầy đủ chất đạm nếu họ chỉ dựa vào lối dinh dưỡng thuần chay hữu cơ, và câu trả lời của tôi là tôi có thể tìm cho quý vị hai nhà cố vấn sẽ cho quý vị câu trả lời đó, và hai nhà cố vấn đó được gọi là voi và ngựa. Đây là hai loài thú không tiêu thụ gì khác ngoài thực vật và họ chắc chắn không thiếu chất đạm. Cho nên tôi xin đề nghị là nếu chúng ta có thể đổi sang tiêu thụ bớt thịt, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều; chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn nhiều, và địa cầu cũng vậy.

Dĩ nhiên khi nói đến thay đổi lối dinh dưỡng, thay đổi lối sống, tôi nghĩ cảm giác đó phải đến từ bên trong. Tôi không nghĩ đây là một lãnh vực mà mệnh lệnh hay đề xướng của chính phủ thật sự có thể tạo một khác biệt. Dĩ nhiên, các chính phủ nên nhất định đánh thuế những hoạt động hay những sản phẩm gây phí tổn khổng lồ về môi sinh cho xã hội, cả trong địa phương cũng như toàn cầu. Nhưng trong sự phân tích tối hậu, tôi nghĩ đó là hội phi chính phủ, xã hội dân sự, chính cộng đồng phải tạo ý thức về những lợi ích của một mô hình tiêu thụ bớt thịt thật ra sẽ như thế nào. Tôi xin đề nghị những hội phi chính phủ, xã hội dân sự và người dân nói chung phải tham gia vào cuộc vận động này để mang lại sự hiểu biết về những lợi ích của việc ăn bớt thịt. Và tôi xin có nhiều khen tặng về tổ chức phi chính phủ, về những người đang thực hiện cuộc vận động này và tôi xin gửi quý vị sự khích lệ và lời chúc tốt đẹp nhất của tôi. Cám ơn quý vị rất nhiều.

Chúng ta phải biểu lộ sự mẫn cảm đặc biệt đối với trẻ em dễ bị ảnh hưởng với khí hậu thay đổi bởi vì chúng ta phải chấp nhận sự thật là tương lai của trẻ em phải được bảo vệ, lệ thuộc vào sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái trên địa cầu này, không may cũng là người dễ bị thiệt thòi nhất. Chẳng hạn, do hậu quả của khí hậu thay đổi, sẽ có nhiều bệnh tật hơn, nhiều lũ lụt hơn, nhiều hạn hán hơn, nhiều sóng nhiệt hơn, và rõ ràng trẻ em sẽ là những đối tượng dễ bị thiệt thòi nhất trong khuynh hướng này mà chúng ta sẽ thấy.

Cũng đúng thật là khi nói đến việc hoạch định tương lai của trẻ em, nếu địa cầu sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tệ hơn về khí hậu thay đổi như chúng ta chứng kiến ngày nay, thì chúng ta không ban cho con cái một tương lai tốt, và tôi không nghĩ điều đó công bằng nếu chúng ta hoang phí những cơ hội để bảo tồn mọi tài nguyên thiên nhiên của địa cầu này bởi việc thỏa mãn nhu cầu tức thời của mình, nhất là khi những nhu cầu đó thật sự bị đặt sai chỗ; thật sự không mang lại điều gì tốt cho nhân loại. Cho nên, tôi thỉnh cầu tất cả những ai có lòng quan tâm về tương lai của con cái họ hãy thấy rằng, trước tiên, chúng ta bảo vệ các em khỏi ảnh hưởng tệ nhất của khí hậu thay đổi, và thứ nhì, chúng ta bảo đảm rằng mình để lại một địa cầu với tài nguyên thiên nhiên, mọi điều xinh đẹp thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta, có thể được bảo tồn và duy trì vì lợi ích của họ và vì lợi ích của con cái họ. Cho nên đây là điều tôi thỉnh cầu và hy vọng những người trong quý vị đang theo dõi sẽ ghi tâm điều đó và làm điều gì đó về việc này. Cám ơn quý vị rất nhiều.

Thuyết trình từ Ông Joop Oude Lohui, Quản lý của Đơn vị Khí hậu và sự Bền vững Toàn cầu cho Cơ quan Thẩm định Môi sinh Hòa Lan.

Thưa quý vị tôi tên là Joop Oude Lohuis. Tôi là một nghiên cứu gia tại Cơ quan Thẩm định Môi sinh Hòa Lan. Đáng tiếc là tôi không thể đến đây, đây là một đảo rất đẹp cho nên tôi sẽ phải góp phần qua màn hình. Có lẽ những vấn đề khó khăn nhất thế giới hiện đang đối diện là khí hậu thay đổi và sự thất thoát về thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Suốt 10 đến 50 năm thế giới đã quan tâm, và thật tình cố gắng để đối phó với khí hậu thay đổi. Sự tập trung hướng mạnh vào việc sử dụng năng lượng và nhiên liệu hóa thạch, và các chính sách giảm thiểu khí hậu thay đổi có khuynh hướng tập trung vào lãnh vực năng lượng. Trong mặt khác, lãnh vực chăn nuôi ngạc nhiên nhận thấy rằng ít ai để ý đến, và tôi nghĩ đó là một vấn đề chúng ta phải bàn luận hôm nay.

Lãnh vực chăn nuôi có trách nhiệm cho khoảng 18% khí thải nhà kính. Đó là số lượng đáng kể. Lãnh vực chăn nuôi có trách nhiệm cho khoảng 80% của tổng số đất đai sử dụng bởi con người và đó là nhiều hơn đáng kể. Và từ một quan điểm dinh dưỡng, những kiến thức mới về ảnh hưởng bất lợi và ảnh hưởng sức khỏe của thịt bò và thịt heo cũng đã dẫn đến một sự tái xét lại những lời khuyên về cách tiêu thụ. và tôi nghĩ đó là một vấn đề quan trọng chúng ta phải thảo luận hôm nay.

Gần đây, chúng ta khám phá tác động tiềm tàng của những thay đổi về dinh dưỡng để đạt mức độ ổn định về khí hậu như mong muốn. Và lần đầu tiên, chúng ta thực hiện một phân tích kết hợp tất cả những yếu tố khác nhau có liên quan đến việc ăn thịt, và đó là: Thực phẩm thay thế thịt, khí hậu thay đổi, những ảnh hưởng có thể có về việc sử dụng đất đai, sức khỏe và phí tổn.

Và chúng ta biết rằng nếu chúng ta tiếp tục cách sống như thường lệ, ngành chăn nuôi sẽ tăng gấp đôi trong 40 năm tới và khí thải nhà kính sẽ tăng lên khoảng 80%. Chúng ta thấy rằng sự chuyển tiếp về thực phẩm trên mức độ toàn cầu sang ăn bớt thịt lại và/hoặc thậm chí chuyển đổi hoàn hoàn toàn sang thực phẩm có chất đạm dựa trên thực vật có thể có ảnh hưởng to lớn với việc sử dụng đất đai. Có đến 2700 triệu mẫu tây đồng cỏ và 100 triệu mẫu tây đất trồng trọt có thể bị bỏ phế, tạo ra vùng lớn đất đai hấp thụ thán khí, thay vì là một nguồn tạo khí thải.

Thêm vào đó khí mêtan, nitrous oxide là những khí thải nhà kính có tiềm năng độc hại, có thể giảm thiểu... giảm thiểu một cách đáng kể. Một sự chuyển tiếp toàn cầu sang lối dinh dưỡng ít thịt như được khuyên bảo vì những lý do sức khỏe sẽ cắt giảm phí tổn phòng ngừa khoảng 50%. Nói về khí hậu thay đổi chúng ta muốn giữ nhiệt độ toàn cầu dưới mức thay đổi 2°C, và điều đó dẫn đến kết quả trong một mục tiêu với mức độ tối đa khoảng 450 phần mỗi triệu CO2.

Phí tổn ngăn ngừa trong việc đạt những mục tiêu khí hậu có thể lên đến 1-2% GDP toàn cầu và đó là khoảng 2 ngàn tỷ $ một năm. Một trường hợp không tiêu thụ thịt hoàn toàn sẽ cắt giảm một nửa phí tổn này. Nếu chúng ta đi đến một trường hợp hoàn toàn không thịt và không sản phẩm bơ sữa, lượng phí tổn sẽ thậm chí không giảm 50% mà là ở một tỉ lệ 70 đến 80% và đó là số lượng đáng kể. Các thay đổi về dinh dưỡng có thể do đó không những tạo lợi ích đáng kể cho sức khỏe con người và đất đai mà còn đóng một vai trò trong việc giảm phí tổn cho chính sách khí hậu thay đổi tương lai.

Có nhiều cơ hội trong việc thay đổi một dinh dưỡng từ sản phẩm thịt sang rau cải. Trong sự phân tích, chúng tôi giả sử đậu nành và các loại đậu khác là những thay thế chủ yếu cho thịt và sản phẩm bơ sữa, và chúng tôi bao gồm mọi ảnh hưởng của việc thay đổi cách sử dụng đất đai sang các loại sản phẩm này. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một nghiên cứu toàn diện chứng minh rằng ảnh hưởng là lành mạnh về khoa học. Sự thay đổi về dinh dưỡng này có thể xảy ra trong vòng giữa 2010 và 2930 và sau đó tình hình sẽ ổn định.

Sự thay đổi việc sử dụng đất có một ảnh hưởng chính, sử dụng đất đai không còn là một nguồn khí thải mà thậm chí có thể trở thành một chậu hấp thụ khí thải. Kết quả của sự thay đổi là một lượng đóng góp 1 tỷ tấn thán khí vào bầu khí quyển được thay đổi toàn bộ tình trạng thành sự hấp thụ 1 đến 2 tỷ tấn thán khí bằng cách thay đổi việc sử dụng đất đai.

Có chỗ trống để tái trồng rừng trong những vùng hiện thời đang được dùng để làm đồng cỏ cho bò và cừu ăn cỏ. Ảnh hưởng lớn nhất chắc chắn là liên quan với việc cắt giảm số lượng của loài nhai lại như bò và cừu. Sự tiêu hóa kém hữu hiệu của chúng gây ra một số lượng lớn khí thải mêtan.

Tôi nghĩ, tóm lại, khoa học nói rằng có bằng chứng thuyết phục là thay đổi lối ăn uống có thể thật sự lợi ích cho khí hậu và sẽ lợi ích cho việc bảo tồn môi trường sống thiên nhiên của chúng ta.

Một thay đổi có thể thấy được trong thái độ của người tiêu thụ và siêu thị. Sẽ có một sự tăng trưởng về đủ loại sản phẩm chay thay thế cho thịt người tiêu thụ có thể chọn lựa. Cho nên tôi nghĩ một trong những yếu tố thay đổi sẽ là người tiêu thụ tự chọn lựa và chọn sản phầm chay và ăn bớt thịt lại.

Tóm tắt từ những gì chúng ta biết bây giờ, thay đổi sang lối dinh dưỡng ít hơn hay không thịt là một trong những biện pháp ít tốn kém nhất để trợ giúp mục tiêu khí hậu thay đổi. Tóm lại, điều đó tốt cho sức khỏe và dành thêm chỗ cho thiên nhiên và sự đa dạng sinh học. Cám ơn sự chú ý của quý vị.


Thuyết trình từ Bác sĩ Michael Greger
, Giám đốc Y tế Công cộng và Nông nghiệp Chăn nuôi tại Hội Nhân đạo của Hoa Kỳ.

Theo lời của Tổ chức Y tế Thế giới, 2 tỷ người có thể bị nhiễm cúm heo và con cái chúng ta có lẽ có nguy cơ cao nhất. Bình thường, 90% tử vong vì cúm là trong số người già, 65 tuổi hay già hơn, nhưng với cúm heo, trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 14 tuổi là gấp 10 lần dễ bị lây nhiễm hơn. Điều đó có nghĩa là 15.000 trẻ em Đại Hàn có thể chết. Vi khuẩn này từ đâu đến? Dấu vết di truyền học về vi khuẩn này được phát hành mùa hè này, và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ và các phòng thí nghiệm từ khắp thế giới đã xác nhận rằng tổ tiên chính của vi khuẩn dịch hiện thời là biến thái của 3 loại vi khuẩn lai giống của heo, chim, và con người đã phát sinh và lan tràn trong khắp các trại chăn nuôi kỹ nghệ hóa ở Hoa Kỳ cách đây 10 năm.

Biến thái lai giống này đầu tiên được tìm thấy trong một trại kỹ nghệ ở North Carolina vào tháng 8 năm 1998 nơi nhốt hàng ngàn con heo mang thai trong các lồng kim loại nhỏ đến nỗi chúng không thể xoay mình. Cũng nhờ sự vận chuyển đường xa các thú vật sống mà vi khuẩn sau đó lan tràn khắp Bắc Mỹ, và cũng nhờ sự xuất cảng heo sang Á Châu mà vi khuẩn đã đến Đại Hàn năm 2005.

Đây không phải là căn bệnh đầu tiên phát sinh từ các trại chăn nuôi. Trừ phi chúng ta bắt đầu cho những thú vật này thêm chỗ để thở, đây có lẽ không là bệnh dịch cuối cùng. Thí dụ ở Trung quốc, 2005, nơi sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, bị một sự bùng phát chưa từng có của sự phát sinh loại sinh vật gây bệnh màu hồng gọi Strep Suis gây viêm màng não và chứng điếc tai trong những người làm việc với sản phẩm thịt heo bị nhiễm. Hàng trăm người bị nhiễm giống vi khuẩn dễ chết nhất được ghi nhận. Tại sao? Tổ chức Y tế Thế giới đỗ lỗi một phần cho các điều kiện giam giữ tập trung này. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết chi tiết rằng tất cả Strep suis khởi đầu dường như vô hại, không có triệu chứng bệnh, là quần thực vật bình thường, nhưng rồi sự căng thẳng, - do thiếu chỗ ở, không thoáng khí, chật chội - cho phép vi khuẩn này xâm lấn, gây nhiễm trùng não bộ, máu, phổi, tim, và tử vong. Khởi đầu vô hại biến thành chết người, đó là sự kiện những loại tình trạng này có thể tạo ra. Đây không phải để tranh cãi cách thú vật đúng lẽ phải sống.

Tháng 7 năm 2009, chỉ vài tháng trước, một giống vi khuẩn Ebola được báo cáo từ một xưởng chăn nuôi ở Phi Luật Tân giam giữ 6.000 con heo. Đó là Ebola Reston, cùng loại được trình bày trong sách “Vùng Nóng.” Vi khuẩn Ebola sống trong không khí dường như không có khả năng lây nhiễm con người, nhưng với đủ thời gian để biến thái trong heo, ai biết sẽ ra sao? Thế là họ đẩy chúng vào trong những cái hố này và thiêu sống chúng. Chúng ta cung cấp thuốc kháng sinh hàng xe tải cho thú vật chăn nuôi.

Đây là tổng số lượng thuốc kháng sinh được dùng cho tất cả thuốc men của con người mỗi năm tại Hoa Kỳ này. Bây giờ, đối chiếu điều đó với số lượng chỉ dành cho thú chăn nuôi, chỉ để thúc đẩy sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật trong một môi trường căng thẳng, thiếu vệ sinh chật chội – hàng triệu cân Anh một năm.

Và bây giờ, y sĩ chúng tôi đang đối diện với vi khuẩn có khả năng chống lại nhiều loại thuốc kháng sinh này, và đang sắp hết cách điều trị tốt, nhất là trong dân số nhi khoa.

Như trưởng viên chức y tế của Anh quốc nói trong báo cáo hàng năm 2009: “Mọi sự sử dụng thuốc kháng sinh không thích đáng trong nông nghiệp là giấy chứng tử tiềm tàng cho 1 bệnh nhân tương lai.” Các trại chăn nuôi kỹ nghệ đã được cho thấy là nơi sinh sản bệnh tật cho ít nhất 10 lý do. Thí dụ, do chỉ số lượng thú vật, do sự chen chúc chật chội – giống như 5.000 người ở trong một thang máy và có người hắt hơi vậy – do sự căng thẳng làm tê liệt hệ thống miễn dịch của chúng. Hoạt động ở Newton Grove, North Carolina, nơi tổ tiên của vi khuẩn đại dịch hiện thời được phát hiện đầu tiên, là một cơ sở sinh sản nơi có hàng ngàn heo nái mang thai bị giam giữ trong các chuồng thai nghén, còn được biết như gây chuồng heo nái. Đây là chuồng bê giống như các chuồng kim loại cằn cỗi rộng khoảng 2 bộ Anh. Những thú vật sống hợp đoàn cực kỳ thông minh này, chủ yếu bị giam trong hộp, tuần này sang tuần khác, tháng này qua tháng khác, gần như cả cuộc đời chúng. Chúng có thể phát triển sự biến dạng tật nguyền, què quặt.

Những con heo mang thai không những không xoay mình được, chúng gần như không thể cử động hầu hết cuộc đời. Do thiếu không khí trong lành, sự ẩm ướt giúp giữ vi khuẩn sinh sống trong các loại cơ sở này. Vì có lẽ không có ánh nắng mặt trời, các tia MV và ánh nắng thật ra khá hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn cúm.

30 phút trực tiếp dưới ánh nắng là hoàn toàn khử hoạt tính của vi khuẩn cúm, nhưng nó có thể sống được nhiều ngày trong bóng râm, và hàng tuần trong phân ẩm. Và quả thật vậy, bởi vì phân phế thải phân hủy phóng thải chất ammonia, làm viêm đường hô hấp của những thú vật này, ảnh hưởng đến chúng bị lây nhiễm đầu tiên hết. Đặt chung những điều này và tất cả những yếu tố khác lại với nhau, thì quý vị có một loại môi trường lưu trữ thật sự hoàn hảo cho sự phát sinh và lan truyền của một giống gọi là siêu khuẩn cúm mới. Cộng đồng sức khỏe công cộng đã được cảnh báo về những nguy hiểm của nông nghiệp chăn nuôi kỹ nghệ hóa nhiều năm rồi.

Năm 2003, Hội Sức khỏe Công cộng Hoa Kỳ, tổ chức lớn nhất chuyên ngành sức khỏe công cộng trên thế giới, đã kêu gọi một sự tạm ngưng hoạt động chăn nuôi kỹ nghệ hóa. Năm 2005, Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả mọi chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan quốc tế, bảo họ cần phải đảm nhiệm một vai trò lớn hơn trong việc chiến đấu chống lại thế giới xưởng chăn nuôi, mà phối hợp với những thị trường gia cầm sống này cung cấp điều mà họ gọi là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn lan tràn và đột biến thành một dạng nguy hiểm hơn. Năm 2008, Ủy ban Pew về sản xuất thịt thú vật chăn nuôi kỹ nghệ, bao gồm cựu bí thư Nông nghiệp Hoa Kỳ, đã kết luận rằng những cái gọi là các xưởng chăn nuôi gây nguy cơ sức khỏe công cộng không thể chấp nhận được. Cựu giám đốc của ủy ban gọi những trại chăn nuôi kỹ nghệ này là “lò ấp siêu đẳng cho vi khuẩn.” Chúng là mối đe dọa cho sức khỏe đại chúng cần phải chấm dứt. Chỉ có vài ngàn người chết cho đến nay vì cúm heo, mặc dù không ai có thể thật sự gọi bất cứ điều gì giết chết hàng trăm trẻ em là “nhẹ,” thật sự, nhưng vi khuẩn H1N1 này vẫn chưa tệ hại hơn loại cúm thường theo mùa, cho đến nay. Nhưng đây có lẽ chỉ là đợt đầu tiên. Đại dịch cúm năm 1918 cũng tương đối nhẹ lúc đầu. Mặc dù chúng ta không biết chính xác điều gì xảy ra vào năm 1918 so với những gì xảy đến sau đó, đợt khởi đầu này vào mùa hè năm 1918 không có một tác động nào, nhưng vào mùa thu, nó trở lại giết chết hàng chục triệu người.

Ở Đại Hàn, năm 1918, theo lời của chính phủ thuộc địa Nhật vào lúc đó, có đến 8 triệu người Đại Hàn đã chết lần sau cùng một vi khuẩn cúm thú vật nhảy chủng sang con người. Bây giờ tình cảnh tệ hại nhất được ước lượng sẽ là, nếu cúm heo kết hợp với cúm gia cầm H5N1, cả hai đã được phát hiện trong heo. Nếu chỉ một con heo trong vùng Á Châu hay Phi Châu, nơi vi khuẩn cúm gia cầm H5N1 đã trở thành bệnh địa phương, heo đó thành ra bị nhiễm cả cúm heo lẫn cúm gia cầm mới, điều lo lắng là trên lý thuyết nó có thể sản xuất một loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cúm heo nơi người, nhưng với khả năng gây chết người của cúm gia cầm.

Năm 1918, tỷ số tử vong của đại dịch là dưới 5%. Ước tính tại đây ở bên phải, với tiềm năng hàng chục triệu người thiệt mạng trong đại dịch kế, được dựa trên cùng tỷ lệ tử vong là 2 đến 3 phần trăm, mà Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ gọi là đại dịch cấp 5, vào khoảng 2% tỷ lệ tử vong, khoảng 2 triệu người Hoa Kỳ thiệt mạng. Đó là 2%. Nhưng H5N1 cho đến nay đã giết hơn một nửa số nạn nhân được biết, không ai biết chắc nạn nhân có sống qua căn bệnh này không. Có đến 10 triệu người Đại Hàn bị cúm mỗi năm, điều gì khiến nó bất ngờ trở thành chết người? Đó là điều khiến mọi người trăn trở vào đêm, về khả năng, dù nhỏ đến đâu, rằng một vi khuẩn gọi là H5N1 có thể bùng phát thành một đại dịch. Đó giống như kết hợp một trong những bệnh truyền nhiễm nhất được biết, bệnh cúm, với một trong những bệnh chết người nhất, như kết hợp giữa một bệnh như Ebola với cảm cúm thông thường.

Tất cả thú vật đáng được đối xử nhân đạo. Cách chúng ta đối xử thú vật có thể liên can đến sức khỏe công cộng toàn cầu, và những vi khuẩn cúm gà và cúm heo mới phát sinh này chỉ là một ví dụ mà thôi. Chúng ta không ban cho chúng chút ít thương xót cho sự tổn hại của chúng và có thể cho chính chúng ta nữa.

Chúng ta cần chấm dứt việc vận chuyển đường xa thú vật còn sống, có thể truyền bệnh khắp thế giới. Chúng ta cần nghe theo sự khuyên bảo của Ủy ban Pew loại bỏ cách hành nghề giam giữ khắc nghiệt này, như các lồng cho heo mang thai, vì họ đã làm ở Âu Châu, và khởi sự làm ở tại Hoa Kỳ này. Và cuối cùng chúng ta cần nghe theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe công cộng và tuyên bố: “Không còn trại chăn nuôi thú vật nữa!”

Xin để tôi kết thúc với một trích dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới, “Kết quả Cuối cùng”: “Chung cuộc là con người phải nghĩ về cách họ nuôi thú vật, cách họ chăn nuôi, cách họ bán chúng ra thị trường.” Trên căn bản, toàn thể mối liên quan giữa thế giới loài vật và thế giới loài người đang bị áp lực. Trong thời đại bệnh tật phát sinh này, chúng ta bây giờ có hàng tỷ ống nghiệm lông vũ và đuôi xoắn cho vi khuẩn sinh sản và biến thái bên trong hàng tỷ cơ hội may rủi phát sinh một đại dịch. Cùng với sự sai trái của con người, còn có hy vọng. Nếu sự thay đổi trong hành vi của con người có thể tạo ra các trận dịch mới, thì sự thay đổi trong hành vi của con người có thể ngăn ngừa chúng trong tương lai.

Thuyết trình từ Tiến sĩ John McDougall, một bác sĩ y khoa tiên phong, tác giả sách bán chạy nhất, và sáng lập viên đáng kính của Chương trình McDougall.

Xin chào, tôi là Tiến sĩ John McDougall. Tôi xin cám ơn quý vị đã mời tôi và cho tôi cơ hội để nói về một điều thật sự quan trọng và đó là sức khỏe của trẻ em và lối dinh dưỡng cho trẻ em. Có một lối ăn đúng đắn cho mọi người. Lịch sử nhân loại có lẽ nói lối ăn đó tốt nhất. Nếu quý vị nghĩ về điều đó, tất cả dân số rộng lớn của những người thành công trong suốt lịch sử có thể ghi nhận được đã theo lối dinh dưỡng dựa trên tinh bột. Thí dụ, trong vùng của tôi, dinh dưỡng của con người cách đây vài trăm năm hoặc 1.000 năm trước là một dinh dưỡng chủ yếu dựa trên bắp.

Quý vị có nhớ lối ăn của người Aztec và Maya không? Đây là những người sống bằng bắp. Và ở Nam Mỹ thì là khoai tây. Ở Andes, người ta sống bằng khoai tây, đó là thực phẩm người Inca tiêu thụ. Nếu nhìn xa hơn về phía đông, điều quý vị thấy là người ở Âu châu và Trung Đông, họ sống bằng ngũ cốc. Lúa mạch, lúa mì, những loại ngũ cốc khác là thực phẩm của họ. Rồi đi đến miền viễn đông, nơi quý vị sống, dinh dưỡng của những người ở đó theo truyền thống đã là gì suốt hàng ngàn năm? Đó là một lối dinh dưỡng chủ yếu dựa trên lúa gạo hay đôi lúc kiều mạch hoặc khoai lang. Dinh dưỡng dựa trên tinh bột là lối ăn của con người, dinh dưỡng dựa trên tinh bột cộng thêm trái cây và rau cải. Thịt thú vật đi vào cách ăn uống, chúng được chấp nhận nhưng không cần thiết.

Lối ăn tốt nhất cho trẻ em và người lớn, đó là lối dinh dưỡng dựa trên tinh bột cộng thêm trái cây và rau cải. Nó không bao gồm sản phẩm động vật. Tôi không nghĩ ra lý do nào để thêm sản phẩm bơ sữa; sữa bò, phó-mát vào trong dinh dưỡng của một người muốn được khỏe mạnh, thon gọn và đầy sinh lực. Tôi không nghĩ ra một lý do để thêm vào bất cứ loại thực phẩm động vật nào như thịt bò, thịt heo, thịt gà hay cá; nó không thêm vào lối ăn chất gì quý vị không thể có được tốt hơn từ tinh bột, rau cải và trái cây. Đó là điều khoa học nói. Đó là điều kinh nghiệm của quý vị nói với quý vị, và đó là điều quý vị thấy khi nhìn lại lịch sử. Chúng ta đã đi lệch khỏi đó, và đó là vì thương mại. Nhưng chúng ta có thể đổi lại và chúng thể làm điều này cho chính mình cũng như cho con cái mình. Con em chúng ta cần một khởi đầu tốt trong đời. Cho nên điều tôi khuyến khích quý vị làm, tất cả quý vị đang lắng nghe, là tìm hiểu sự thật là gì và hành động.

Phải, những trẻ em này là những người quan trọng nhất trong đời sống chúng ta, nhưng họ xứng đáng nỗ lực của chúng ta để biết chắc là chúng ta đang làm điều đúng, nhất là khi nói đến lối dinh dưỡng. Và quý vị sẽ khám phá, nếu quý vị chịu khó tìm hiểu rằng dinh dưỡng đúng đắn cho trẻ em là tinh bột với trái cây và rau cải, và các em cũng thích nữa. Các em đã thích loại thực phẩm này, thích thực phẩm đơn giản, thực phẩm tinh bột; đó là thức ăn dễ chịu. Cho nên, hãy cùng thực hiện một nỗ lực toàn cầu tạo thay đổi quan trọng cho mọi người. Cám ơn quý vị về cơ hội này.

Thuyết trình từ Tiến sĩ Neal Barnard, chủ tịch sáng lập của Ủy ban Y sĩ Cho Y khoa Có Trách nhiệm hay PCRM, chủ tịch của Dự án Ung thư và Trung tâm Washington về Nghiên cứu Lâm sàng, và là phụ tá phó giáo sư về y khoa tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

Tôi xin nói lời chào mừng nồng nhiệt đến tất cả tham dự viên trong hội thảo hôm nay. Trẻ em ngày nay được lợi điểm là có nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết. Chúng ta biết về dinh dưỡng nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc thay, đôi khi những gì trẻ em ăn thật sự không lành mạnh như đúng lẽ phải nên, và đó là bởi vì cũng có quá nhiều thực phẩm không lành mạnh hơn bao giờ hết.

Cho nên chúng ta cần thật sự giúp các em. Vậy nên ăn gì? Và nên tránh ăn gì? Thực phẩm lành mạnh cho trẻ em, tôi nghĩ về chúng theo trong 4 nhóm. Chúng ta đề cập những thực phẩm như 4 nhóm mới: rau cải, trái cây, ngũ cốc nguyên chất, và nhóm đậu. Hoặc quý vị có thể gọi đó là nhóm rau đậu, đậu, đậu Hòa Lan, đậu lăng. 4 nhóm này hợp lại cung cấp rất nhiều chất đạm, chúng cung cấp dư dả chất vôi và chất sắt, rất dồi dào về sinh tố, và khoáng chất, rất nhiều chất sợi lành mạnh. Chúng không có mỡ động vật nào, không có chất béo độc; đây là một phương pháp tốt cho sức khỏe lành mạnh.

Điều quan trọng nhất, dù vậy, cho trẻ em là không chỉ ăn thực phẩm giữ khỏe mạnh trong lúc họ còn là trẻ em, mà là học những thói quen sức khỏe tốt, thói quen ăn lành mạnh, có thể mang theo vào đời sống trưởng thành. Nếu trẻ em học ăn lành mạnh ngay từ lúc đầu, thì các em mang theo món quà tuyệt vời với họ, và các em có thể chăm sóc tốt hơn cho gia đình riêng của mình khi trưởng thành.

Tôi phải nói rằng một số thực phẩm tôi dùng khi lớn lên có lẽ là những món quan trọng nhất để bỏ qua một bên - thịt, sản phẩm bơ sữa, trứng, những thức ăn này có chất béo độc, chúng có mỡ động vật, và những thực phẩm này gây ra rất nhiều vấn đề. Trước nhất, thực phẩm này được liên kết đến vấn đề tim. Nếu quý vị có thể nhìn vào bên trong động mạch của một em nhỏ Hoa Kỳ, trước khi các em học xong trung học, rất nhiều em đã khởi sự bị bệnh tim rồi.

Các em chỉ mới 15 hay 16 tuổi, nhưng vì tất cả thịt, phó-mát, các sản phẩm bơ sữa khác, và trứng các em đã ăn, đáng tiếc thay động mạch của các em đang khởi sự bị nghẽn. Theo thời gian dài, dù sao, cùng những thực phẩm đó gia tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư ngực, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư ruột già. Các vấn đề này rất ít xảy ra cho người theo lối dinh dưỡng hoàn toàn dựa trên thực vật. Và điều khiến các em lo ngại và cha mẹ các em lo ngại là trẻ em ăn thịt thường có khuynh hướng nặng cân hơn trẻ em khác.

Bây giờ, nhiều phụ huynh có ý tốt sẽ nói: “Chúng tôi muốn con tôi uống sữa hoặc ăn thịt.” Họ nghĩ có lẽ điều này sẽ giúp con họ cao lớn hơn hoặc cường mạnh hơn. Nhưng tôi phải nói rằng các nghiên cứu gia đã xem xét chính câu hỏi này. Và những trẻ em ăn thịt và sản phẩm bơ sữa không có cao hơn những trẻ em khác. Nhưng có điều họ lớn bề ngang hơn các em khác, nghĩa là họ có thể bị quá cân nhiều hơn.

Các nghiên cứu gia đã xem xét hàng ngàn trẻ em, và cho thấy rằng những em lớn lên với lối ăn thuần chay, nghĩa là dinh dưỡng không sản phẩm động vật, các em cũng cao lớn và khỏe như những em khác. Trên thực tế còn khỏe hơn, nhưng các em có cơ may duy trì một trọng lượng cơ thể lành mạnh hơn.

Tại nhiều quốc gia, trên khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và nhất là ngày nay khắp Á châu, chúng ta thấy sự bùng phát trong việc tiêu thụ thịt, tiêu thụ sữa, và đó có nghĩa là càng ngày càng nhiều trại nuôi thú đang nổi lên, và dân số toàn diện kém lành mạnh hơn khi lối dinh dưỡng dựa trên thực vật lành mạnh là tiêu chuẩn. Nếu đà này tiếp tục, điều chúng ta sẽ thấy không những là càng nhiều bệnh cúm bộc phát hơn, mà chúng ta sẽ thấy nhiều bệnh tim hơn, ung thư hơn, và tuổi thọ ngắn hơn. Điều này có nghĩa thật sự là một thảm kịch với những người muốn sống một đời trường thọ, khỏe mạnh, và nuôi dưỡng con cái họ để có thể sống càng lành mạnh càng tốt, sẽ không bao giờ có thể thực hiện được giấc mơ đó.

Và đó là vì chúng ta đưa vào thực phẩm có ẩn nấp trong đó chất béo xấu, mỡ động vật và những vấn đề khác mà thật sự có thể buộc phải trả một cái giá khủng khiếp không ai tính trước. Hãy để tôi nói một lời cho các phụ huynh, thầy cô, và những người khác có liên quan đến trường học. Các trường học đôi khi có vấn đề thật sự phục vụ thức ăn lành mạnh nhất. Nhiều trường có lẽ đã có ấn tượng sai lầm rằng họ cần phải cho học sinh uống sữa trong trường, hoặc cần cho các em ăn thịt.

Trường học bây giờ ở Hoa Kỳ và một số nơi khác trên địa cầu đang phục vụ các bữa ăn lành mạnh hoàn toàn thuần chay cho trẻ em, bởi vì họ nhận thức rằng khi họ không cung cấp sữa và thịt, học sinh khá hơn rất nhiều. Các em khỏe mạnh hơn, ít bị những chứng viêm nhiễm, tôi đang nghĩ về những chứng như viêm tai, suyễn và những vấn đề khác, các em có cơ may duy trì cân lượng lành mạnh, và ít ngủ gục vào buổi chiều hơn.

Tôi phải nói rằng khi các em có bữa ăn đầy mỡ và đường, rất khó cho các em giữ tỉnh táo vào buổi chiều, rất khó cho các em tập trung. Và mặt khác, khi các em được cho ăn bữa ăn lành mạnh nhất, các em có năng lực và sức chú ý kéo dài để đưa các em qua hết ngày học. Cho nên, để kết luận, khi chúng ta nghĩ về con em mình, họ là tài nguyên quý báu nhất. Và, đáng tiếc thay, áp lực trên phụ huynh, lên thầy cô, và lên chính các em đang nặng nề hơn bao giờ hết.

Càng ngày càng có nhiều thương mại ngoài kia tìm cách bán thực phẩm không lành mạnh, và chúng ta có thể hiểu tại sao như thế. Nhưng để đi tới mức độ chúng ta có thể đặt thức ăn lành mạnh lên đĩa của trẻ em. Nếu chúng ta có thể có những chính sách trong chính phủ, nếu có những thực hành trong trường học rằng mỗi em nhỏ, bất kể thiếu kém đến đâu, vẫn có khả năng để có bữa ăn lành mạnh, mỗi một bữa ăn, mỗi một ngày, chúng ta sẽ đầu tư vào sức khỏe của thế hệ tương lai. Cám ơn quý vị thật nhiều đã giúp chúng tôi làm điều đó. Và tôi hy vọng quý vị vui hưởng trọn buổi hội thảo. Cám ơn quý vị rất nhiều.

Thuyết trình từ Tiến sĩ Joel Fuhrman - Ông được gọi là “bác sĩ của hàng bác sĩ” ở Hoa Kỳ, và những quyển sách bán chạy nhất dài hạn của ông “Ăn Để Sống,” “Kiêng Ăn và Ăn Để Có Sức Khỏe,” và “Tránh Bệnh Cho Con Em” cũng rất phổ biến tại Đại Hàn đây.

Chào mừng quý vị đến Đảo Jeju xinh đẹp và kính thưa ngài thống đốc cùng các viên chức, vị khách danh dự Thanh Hải Vô Thượng Sư, Thanh Hải Vô Thượng Sư, đại biểu tổ chức phi chính phủ, các phụ huynh, thầy cô, học sinh, và các tham dự viên khác. Tôi rất vui có mặt ở đây. Tôi xin nói với quý vị hôm nay về một tác động gì dinh dưỡng xuất sắc có thể làm cho quý vị và mọi người khắp thế giới. Chúng ta có thể thắng cuộc chiến chống bệnh tật, có thể có những quốc gia lành mạnh hơn, một Nam Hàn khỏe mạnh hơn.

Hiện nay chúng ta đang mở rộng các công ty bán thức ăn nhanh Hoa Kỳ, và thực phẩm chế biến đang lan tràn khắp thế giới và người ta đang ngày càng trở nên quá cân, mập phì, bị trụy tim nhiều hơn, tiểu đường nhiều hơn, đột quỵ nhiều hơn, và thậm chí ung thư nhiều hơn. Nhưng tin vui là có một khoa dinh dưỡng đã thăng tiến tới điểm nơi mình có thể có được người ta không bị trụy tim; chúng ta có thể thắng cuộc chiến chống ung thư; chúng ta có thể ngăn ngừa người ta khỏi chứng đột quỵ, và khi họ lớn tuổi hơn, họ không phải trở nên mất trí trong những năm cuối của đời họ; và dân số khỏe mạnh hơn với phí tổn y tế thấp, với một dân số thành công và vui vẻ hơn một cách đáng kể mà không còn sợ những bệnh tật này nữa.

Và những gì chúng ta đã biết, những bí quyết chúng ta đã học để bảo vệ mình phải liên hệ đến dưỡng chất. Và có hai loại dưỡng chất. Có dưỡng chất vĩ mô, và các dưỡng chất vĩ mô chứa calô và những thứ gọi là chất mỡ, chất đường bột và chất đạm. Nếu quý vị ăn quá nhiều dưỡng chất vĩ mô, qu

Kết nối liên quan
 
Ngày Địa Cầu của Người Thuần Chay cho Một Thế Giới Thuần Chay - 21 tháng 6,2009 California, Hoa Kỳ
 
Hãy Thay Đổi - Bảo Vệ Môi Sinh - 4 tháng 6, 2009 Veracruz, Mễ Tây Cơ
 
Thuần Chay Hữu Cơ Để Cứu Vãn Địa Cầu - 3 tháng 5, 2009 Lome, Togo
 
Hội Nghị Cứu Địa Cầu - 26 tháng 4, 2009 Hán Thành, Nam Hàn
 
Sống Bằng Nước Trái cây Cho Hòa Bình - 7 tháng 3, 2009 Culver City, CA, Hoa Kỳ
trackback : http://www.suprememastertv.tv/bbs/tb.php/sos_video_au/127